Khoảng cách giữa thái độ khiêm nhường và kiêu ngạo giống như sợi chỉ mong manh. Khi một người nghĩ rằng mình đang khiêm nhường thì đó là dấu hiệu cho thấy sự kiêu ngạo đang bắt đầu trỗi dậy. Làm thế nào học để sống khiêm nhường như Lời Chúa dạy?
Hôm nay, ngày 19/02/2022, chương trình Tĩnh Nguyện Hằng Ngày thân mời quý thính giả cùng suy gẫm Lời Chúa với tác giả Ken Barnes qua chủ đề KIÊU NGẠO HAY KHIÊM NHƯỜNG
“Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường.” (Gia-cơ 4:6b)
Có thể nói khiêm nhường là một trong những đức tính được người ta tìm kiếm nhiều nhất trong Kinh Thánh, nhưng cũng là đức tính mà ít người đạt được nhất. Chúng ta biết đức tính này khi nhìn thấy nó, nhưng lại rất khó để xác định. Khiêm nhường là một thuộc tính Cơ Đốc mà nếu bạn cố gắng đeo đuổi thì có khi bạn lại trở nên xa cách. Vậy nên, Đức Chúa Trời phải là Đấng hành động trong quá trình này. Nếu bạn cố gắng để “khiêm nhường” bằng nỗ lực bản thân thì điều bạn đạt được sẽ phủ nhận kết quả bạn mong muốn.
Khoảng một thế kỷ trước, vị Mục sư danh tiếng Harry Ironside của Hội Thánh Moody Bible, chia sẻ về trải nghiệm theo đuổi sự khiêm nhường của mình. Một ngày nọ, ông bày tỏ sự lo lắng rằng mình đã không khiêm nhường như đáng phải có. Ông hỏi một người bạn thử xem mình nên làm gì để có thể trở nên khiêm nhường. Người bạn này khuyên ông hãy làm hai tấm bảng nối lại với nhau giống như ổ bánh mì kẹp, một cái đeo trước ngực, một cái sau lưng, trên đó trình bày chương trình cứu rỗi mà Kinh Thánh bày tỏ, rồi đi qua hết khu trung tâm sầm uất của Chicago trọn một ngày. Mục sư Ironside nghĩ rằng đây chắc hẳn phải là một trải nghiệm đầy khiêm nhường, cho nên ông đã mang tấm bảng và đi bộ dọc theo các con đường khắp cả thành phố, vừa đi vừa đọc Kinh Thánh. Cuối cùng khi trở về ngôi nhà của mình, ông suy nghĩ xem hành động này đã giúp mình khiêm nhường như thế nào và cảm thấy khá tuyệt về trải nghiệm đó. Khi gỡ tấm bảng trước ngực và phía sau, một ý nghĩ vang lên trong đầu ông, “Chắc là ở Chicago này không có người thứ hai sẵn sàng làm một việc như mình đã làm vậy”.
Thực ra bản thân từ ngữ “khiêm nhường” đã là một mâu thuẫn với chính nó. Khi bạn nghĩ rằng mình khiêm nhường nhất thì lúc đó bạn đang cách xa nó nhất. Còn khi bạn nhận ra còn lâu mình mới có thể đạt được sự khiêm nhường, thì thật ra bạn đã ở nó rất gần. Nó là đức tính mà nếu bạn nỗ lực hết sức để đạt được thì kết quả là bạn sẽ kiêu ngạo về điều đó. Khiêm nhường là ân điển mà chúng ta phải không ngừng đeo đuổi, nhưng nhận ra rằng mình không bao giờ có thể hoàn toàn nắm bắt được.
Chúng ta có thể học về sự khiêm nhường từ Billy Graham, người được cho là nhà thuyết giáo vĩ đại nhất của kỷ nguyên hiện đại. Một lần nọ, có người đã lấy trộm quyển Kinh Thánh của ông. Ông tâm sự với một người bạn rằng, “Tôi không hiểu tại sao có người lại muốn nó vì trên đó có viết tên của tôi rồi mà”. Ông không nhận ra rằng chính bởi vì trên cuốn Kinh Thánh có viết tên của mình nên người ta mới muốn lấy trộm nó.
Kiêu ngạo luôn khiến người ta nghĩ bản thân mình quan trọng. Khiêm nhường giữ cho cuộc sống với cái nhìn đúng về chính mình. Trải qua nhiều năm, người ta đã nghiên cứu về những bài giảng của Mục sư Billy Graham, về văn phong, nội dung và bố cục của những bài giảng đó. Nhiều người cố gắng bắt chước những điều này, nhưng không ai trở nên thành công, cho dù bằng một phần của ông. Có thể nào bí quyết thành công của nhà truyền giáo vĩ đại không phải là một công thức rao giảng mà là một lý do ít được nhìn thấy hơn, chính là sự khiêm nhường mà Đức Chúa Trời tôn quý?
Trong Vương quốc của Đức Chúa Trời, con đường đi lên luôn luôn đi xuống. Trên thế giới, bạn có thể nỗ lực để đạt được quyền lực và tự hào về điều đó. Nhưng trong công việc Chúa, sự tự cao sẽ cản bước tiến của bạn. Kiêu ngạo chính là cái nhìn sai trật về bản thân bạn trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta so sánh con người mình với Đức Chúa Trời thì phản ứng hợp lý duy nhất chính là khiêm nhường.
“Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa thì Ngài sẽ nhấc anh em lên.” (Gia-cơ 4:10)
Cầu nguyện: Lạy Chúa, bản tính con người và văn hóa thế gian dễ khiến con sống kiêu ngạo, có cái nhìn sai trật về bản thân mình trong mối liên hệ với Chúa và với người. Xin Thánh Linh Ngài nhắc nhở con mỗi ngày biết mình là ai, để khiêm nhường, hạ mình và dâng sự vinh hiển cho Ngài. Con cầu nguyện, trong danh Chúa Giê-xu Christ. Amen.
Quý thính giả thân mến, việc của chúng ta không phải là cố gắng tỏ ra khiêm nhường nhưng phải luôn đến với Chúa trong sự hạ mình vì nhận biết rằng chúng ta không xứng đáng, tất cả những gì chúng ta có đều là bởi ân điển Chúa. Hãy xin Chúa giữ chúng ta khỏi cạm bẫy của sự kiêu ngạo và luôn trong tâm thế phục vụ, xem người khác như tôn trọng hơn mình, vì đó là thái độ của người khiêm nhường.
Mọi thắc mắc, góp ý hoặc dự phần cùng chương trình, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Email: [email protected]
- Inbox: m.me/www.oneway.vn
- Hotline: 0896 164 199
Chúc quý vị một ngày tốt lành. Thân chào và hẹn gặp lại quý vị vào chương trình ngày mai.
CHƯƠNG TRÌNH RADIO
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
- Đọc sách cùng bạn
- Chỉ bởi đức tin
- Lời sống hằng ngày
- Chúc bé ngủ ngon
- Truyện kể cuối tuần
- Cảm nhận âm nhạc
- Sắc màu thánh nhạc
- Sống khỏe mỗi ngày
- Niềm Tin Và Cuộc Sống
- Bài Hát Yêu Thích
- Bài Hát Theo Yêu Cầu
- Tư Vấn 247
- Câu Chuyện Phúc Âm
- Giới Thiệu Album
- Top Christian Songs
- Sau Giờ Làm
- Cuộc sống Mến Yêu
- Lời yêu thương
- Tĩnh Nguyện Mùa Thi
- Sống Theo Đúng Mục Đích
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng Hoa)
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng H’Mông)
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng K'Ho)
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng Jarai)
RADIO MỚI NHẤT
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
bình luận