76 năm trước, nhân loại chứng kiến thời khắc lịch sử quyết định cục diện của Thế chiến II khi Phe Đồng minh đổ bộ lên Normandy, Pháp, tiến hành chiến dịch mang tên Sao Hải vương, thường được gọi là D-Day. Sau chiến dịch ấy, hàng ngàn người đã ngã xuống, hàng ngàn cây thập tự trắng được dựng lên để kỷ niệm sự chết của những anh hùng, sự chết để mang lại sự sống và tự do cho nhân loại.

Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong thể xác, tức là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:20)

Normandy, tỉnh nằm trên eo biển Măng-sơ ở tây bắc nước Pháp, hiện nay là một vùng nông nghiệp trù phú. Nhưng vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, những bãi biển Normandy đã nhuộm đỏ máu của hàng ngàn binh lính Đồng minh hy sinh trong chiến dịch “D-Day” của Thế chiến II.

Vào cái ngày khủng khiếp đó, 176.000 binh sĩ, được hỗ trợ bởi lực lượng hải quân đông đảo nhất đã tấn công vào Omaha, Utah và các bãi biển khác ở Normandy. Trong vài tuần, hơn 800.000 quân Đồng minh đã tập hợp ở Pháp với mục đích giải phóng châu u. Và cuối cùng thì thế giới cũng thoát khỏi sự kìm kẹp chết chóc của Hitler và khối phát xít.

Rất nhiều người đã xem những bộ phim và đọc qua các tài liệu lịch sử về chiến dịch này. Nhưng để có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của ngày lịch sử ấy, chúng ta phải đi giữa những nghĩa trang, nơi có hàng ngàn cây thập tự màu trắng lấp lánh nối tiếp nhau, ghi dấu những người đã ngã xuống vì sự tự do của nhân loại.

Trên một ngọn đồi lộng gió khác cách tỉnh Normandy hàng ngàn cây số, vào 2.000 năm cũng có một cây thập tự được dựng lên, cao sừng sững. Đó không phải là cây thập tự màu trắng lấp lánh, kỷ niệm một người anh hùng nào đó đã ngã xuống. Trái lại, đó là cây thập tự thô ráp do những binh lính La Mã dựng lên để đóng đinh phạm nhân mắc tội nghiêm trọng. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì cây thập tự ấy cũng là biểu tượng của một trận chiến, không phải là chiến tranh giữa các nước, các khối liên minh, các hệ tư tưởng, các châu lục, mà là cuộc chiến của toàn thể nhân loại.

Khi Chúa Giê-xu chịu chết trên cây thập tự ở đồi Gô-gô-tha, Ngài đã trả xong giá chuộc để chúng ta được tự do. Khi Ngài sống lại từ cõi chết vào ngày thứ ba, Chúa ban cho chúng ta cuộc sống tự do khỏi tội lỗi và được trở nên một tạo vật mới trong Đức Chúa Trời.

Có những cây thập tự đại diện cho những cuộc chiến giành lấy sự tự do cho đất nước và chúng ta biết ơn Chúa về những điều đó. Nhưng thập tự giá của Chúa Giê-xu đem lại sự tự do quan trọng nhất cho tất cả, tự do khỏi quyền lực của tội lỗi, tự do để bước vào sự sống mới trong địa vị làm con Đức Chúa Trời. Vì cớ thập tự giá trên đồi Gô-gô-tha, bạn và tôi có thể công bố rằng:

“Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong thể xác, tức là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:20).

Cầu nguyện: Lạy Chúa yêu dấu, thập tự xưa hình xấu xa, toàn trần gian đều mỉa mai nhưng con hết lòng yêu mến thập tự ấy vì Chiên Con từ Chúa Cha, rời trời cao đầy hiển vinh mang gian ác đau buồn ở Gô-gô-tha. Con nguyện ngày đêm quyến luyến thập tự ấy, hết lòng yêu kính và tôn thờ Cứu Chúa của con. Con cầu nguyện, trong danh Chúa Giê-xu Christ. A-men.

Quý thính giả thân mến, Chúa Giê-xu đã chết để bạn và tôi được sống. Mỗi khi nhìn thấy biểu tượng thập tự giá, xin Chúa cho lòng chúng ta nguyện đầu phục Ngài, quyết tận trung yêu kính Chúa, phục vụ Chúa cho đến ngày Ngài hồi lai.

Bạn thân mến, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Chúa hoặc nếu bạn có những khó khăn, trăn trở nào cần chia sẻ với chương trình, hãy để lại bình luận ở cuối bài, inbox tại fanpage của Facebook, hoặc gửi email về địa chỉ: [email protected]. Chúa Giê-xu yêu bạn. Chương trình rất mong được kết nối với bạn.

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này