Một buổi sáng tháng 10 năm 1967, nhà ga Marseille (Mạc-xây) nhận được một thông báo chuyển tiền từ Paris kèm theo một bức thư, số tiền là 32 quan Pháp. Bức thư nội dung như sau: “Thưa quí vị, tôi là một thanh niên trong gia đình nghèo khổ, ở cách nhà ga của quí vị không xa. Hai tháng trước đây, tôi đã trốn trong một toa tàu chở hàng để được ra Paris tìm cơ hội tiến thân. Lúc đó tôi chỉ có 18 quan hộ thân, nên phải đành trở thành một kẻ đi tàu lậu. Hiện tại cuộc sống của tôi cũng chỉ khá hơn chút ít, nhưng lương tâm tôi trong suốt hai tháng qua không chút nào yên ổn vì đã đi lậu một chuyến tàu. Đây là những đồng đầu tiên tôi dành dụm được, xin gởi lại quí vị tiền vé của chuyến tàu Marseille đi Paris: 32 quan. Và rất mong được sự tha thứ của quí vị cho hành động trước đây của tôi. Kính thư - Descartes”

Hưởng lợi từ bất cứ một lý do thiếu minh bạch nào, cũng đều là trộm cắp. Ước gì lương tâm chúng ta có thể nhạy bén như Descartes, không chịu yên nghỉ cho đến lúc nào đã hoàn trả những món lợi bất chính! Chúng ta lên án những hành vi trộm cắp trực tiếp, nhưng lại dễ dàng bỏ qua những hành vi trộm cắp gián tiếp. Đức Chúa Trời không xét đoán tội lỗi theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ, hậu quả nghiêm trọng hay không, nhưng Ngài xét theo nguyên nhân của động lực và sự thánh sạch của tâm hồn. Chúa chúng ta không nghèo đến nỗi con cái Ngài phải trở thành kẻ cắp, cho dù là đi lậu một chuyến tàu. Chúng ta cũng không giàu hơn khi hưởng lợi từ một sự gian dối, ngược lại ta có thể bị nghèo đi vì những món lợi phi nghĩa. Hãy nhờ Chúa để sống thật trong sạch, chính trực với mọi người và chính trực với lương tâm mình. Hãy kêu gọi mọi người trong gia đình sống ngay thẳng trong vấn đề tiền bạc, đó là thước đo sự thanh liêm.

“Nếu nó trả lại của cầm, đền bồi vật nó đã cướp lấy, bước theo lệ luật của sự sống, và không phạm sự gian ác nữa, thì chắc nó sẽ sống và không chết đâu.” Ê-xê-chi-ên 33:15.

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này