1 Phi-e-rơ 3:19 nói rằng Chúa Jêsus rao giảng ở địa ngục?

Niềm Tin Căn Bản
10:17 22/04/2024

Oneway.vn – Cái nhìn của Phi-e-rơ về các thư tín của Phao-lô là: “’Các thư của ông có một vài điều khó hiểu” (2 Phi 3:16). Có lẽ chúng ta cũng như thế khi đọc thư của Phi-e-rơ!

Sau đây là một câu luôn khiến chúng ta bối rối:

“Chính Đấng Christ cũng đã vì tội lỗi chịu chết một lần đủ cả, là Đấng công chính thay cho kẻ bất chính, để đem chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; Ngài đã chịu chết về phần thể xác, nhưng được sống về phần tâm linh; bởi tâm linh đó, Ngài đã đi giảng cho các tâm linh bị tù, là những kẻ thuở trước không vâng phục Đức Chúa Trời, khi Ngài nhẫn nhục chờ đợi trong thời Nô-ê, suốt thời gian chiếc tàu được đóng. Trong tàu chỉ một số ít, tổng số là tám người, được cứu khỏi nước” (1 Phi 3:18-20).

Trong câu 18, Phi-e-rơ nói về sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Chúa Jêsus đã “chịu chết về phần thể xác” – Ngài đã chết trong thân thể con người. Và Ngài đã sống lại, “được sống về phần tâm linh”. Nhưng “trong tâm linh” ở đây có nghĩa là gì? Một vài nhà giải kinh giải nghĩa đó là linh hồn của con người Chúa Jêsus. Số khác lại cho đó địa điểm Chúa phục sinh nên nói là được sống. Nhưng kết hợp sự phục sinh và “tâm linh” của Chúa Jêsus cho thấy rằng Phi-e-rơ đang nói về Đức Thánh Linh (xem Rô-ma 8:4-11). Phi-e-rơ nói Chúa được sống lại trong năng quyền của Thánh Linh.

Rao giảng cho các tâm linh bị tù

Nếu Phi-e-rơ nói trong câu 18 là Chúa Jêsus đã sống lại từ cõi chết bởi năng quyền Đức Thánh Linh, thì phần đầu câu 19, ông nói rằng “bởi [Thánh Linh] đó, [Chúa Jêsus] đã đi giảng cho các tâm linh bị tù”. Nhiều nhà giải kinh đã trích câu này để nói rằng, ngay cả khi trong sự chết và phục sinh hay sau đó, thì Chúa Jêsus vẫn mang lấy sứ mạng rao giảng tin lành.

Chúa Jêsus rao giảng cho những ai? “Các tâm linh bị tù” là những người “thuở trước không vâng phục.” Nhưng “các tâm linh bị tù” này là ai? Theo một số người, thì họ là linh hồn những người tin Chúa trong Cựu Ước, là những người được Chúa Jêsus giải phóng khỏi tù đày và đưa họ vào thiên đàng. Theo sứ điệp Chúa Jêsus công bố  – là sự chết và phục sinh của Ngài – đó là tin lành dành cho họ.

Số khác thì cho rằng “các tâm linh” là những linh hồn đã bị định tội, vì đã chối bỏ Chúa thời Nô-ê. Chúa Jêsus xác định bản án của họ qua việc công bố sự về đắc thắng trên họ và mọi kẻ thù của Ngài trong sự chết và phục sinh. (Một vài nhà giải kinh đã cho rằng Chúa Jêsus, sau khi Ngài chết, đã có cơ hội bày tỏ đức tin và sự ăn năn cho “các tâm linh bị tù” này.)

Chúa Jêsus đã làm gì?

Những lời giải kinh này ít nhất có một điểm chung. Chúng ta nhìn thấy Chúa Jêsus đang làm điều gì đó – trong ngôi mộ, không ở trong thân xác con người – sau khi Ngài chịu chết và trước khi Ngài thăng thiên về trời. Một nan đề với những lời giải nghĩa như thế, là họ khẳng định một hành động của Chúa Jêsus mà không được nhắc đến trong phần nào khác của Kinh Thánh. Chúng ta nên cẩn thận trong việc đưa ra một kết luận như thế khi không có dẫn chứng Kinh Thánh rõ ràng hơn.

Một nan đề khác là với lời giải nghĩa theo mô tả của Phi-e-rơ về “các linh” là những người “những kẻ thuở trước không vâng phục Đức Chúa Trời, khi Ngài nhẫn nhục chờ đợi trong thời Nô-ê, suốt thời gian chiếc tàu được đóng” (câu 20). Tại sao Chúa Jêsus lại chỉ giải phóng một số thánh đồ Cựu Ước bị tù?

(Và tại sao Phi-e-rơ lại mô tả họ như thế?) Hay, tại sao Chúa Jêsus lại chỉ kết án những linh hồn của thế hệ đó nơi địa ngục, còn các thế hệ khác thì sao? Từng lời giải nghĩa đều đáng tin. Trong Kinh Thánh, không có dẫn chứng rõ ràng nào khác cho rằng các tín hữu thời Cựu Ước, sau khi họ qua đời, sẽ được ở trong limbus patrum (“lòng các tổ phụ”) và cho đến đúng thời điểm, Đấng Christ sẽ giải thoát họ trong sự phục sinh của Ngài.

Khi Chúa Jêsus dạy trong câu chuyện Người Giàu và La-xa-rơ, Ngài đưa ra hai con đường trái ngược nhau. Khi họ qua đời, linh hồn của các tín hữu trong Cựu Ước, ngay lập tức được ở trong sự hiện diện của Chúa (Lu-ca 16:22). Không có một lý do rõ ràng tại sao Đấng Christ phải xuống địa ngục để công bố sự đắc thắng của Ngài cho những linh hồn con người đã bị định tội. Và chắc chắn cũng không có phần Kinh Thánh nào bảo đảm cho sự cứu rỗi cho những người đã qua đời. Sau cùng, trong kỳ phán xét cuối cùng, mọi người chỉ khai trình những điều họ đã làm trong đời này, không có đời sau (1 Phi 1:17; 2 Cô. 5:10; Hê 9:27).

Một số người khác giải thích “các tâm linh” này là những thiên sứ sa ngã, và họ được đắc thắng trong sự phục sinh của Đấng Christ. Chúa Jêsus được kể là đã công bố sự phục sinh của Ngài đắc thắng mọi thế lực, thẩm quyền thuộc linh, và cả những người cầm tù trong địa ngục. Quan điểm này có lẽ bao gồm lời tuyên bố đắc thắng trên địa ngục. Trong khi việc nói rằng sự phục sinh của Chúa Jêsus đã công bố sự đắc thắng Ngài trên mọi thế lực ma quỷ (xem câu 22) là không sai, có lẽ Phi-e-rơ đã nghĩ đến sự đắc thắng đó trong câu 19. Phi-e-rơ có vẻ hiểu về “các linh” của câu 19 là con người khi ông nói họ đã không vâng phục “khi Ngài nhẫn nhục chờ đợi trong thời Nô-ê, suốt thời gian chiếc tàu được đóng” (câu 20).

Lời giải nghĩa tốt hơn

Không có cách nào khác để giải nghĩa lời của Phi-e-rơ mà tránh được những khó khăn và đúng theo văn mạch các câu này với lập luận của Phi-e-rơ. Đấng rao giảng câu 19 không phải là Chúa Jêsus phục sinh. Đó là Chúa Jêsus đang rao giảng, chắc chắn hơn là Ngài giảng trong Thánh Linh. Thời gian của lời rao giảng này không nằm trong khoảng sự chết và thăng thiên của Ngài. Nhưng trong thời Nô-ê.

Sao, Phi-e-rơ đang nói gì thế? Ông đang nói rằng Nô-ê, dĩ nhiên là khi đóng tàu, ông đã mang lấy lời chứng về sự đoán xét hầu đến của Chúa. Ông nằm trong “hàng người công chính”, khi Phi-e-rơ nói trong bức thư thứ hai (2 Phi 2:5). Nô-ê đã rao giảng trong năng quyền Đức Thánh Linh, là Đấng trước đó Phi-e-rơ gọi là “Thánh Linh Đấng Christ” (1 Phi 1:11). Nhưng những người nam và người nữ trong thời Nô-ê, dù cho “sự kiên nhẫn của Chúa” trong việc trì hoãn sự đoán phạt, phá bỏ lời tuyên bố. Bởi sự không vâng phục “trước đây”, họ hiện “bị tù”. Thế nên, bởi tội lỗi mình, khi qua đời, họ phải ở trong địa ngục.

Hãy sẵn sàng để khai trình

Đây là những lời mang đến khích lệ lớn từ Phi-e-rơ với độc giả. Nhiều người trong số học người Ngoại bang, bị xem thường và kể là tội lỗi (1 Phi 1:18, so sánh 4:3-4; Ê-phê 2:12). Những tín hữu này chịu bắt bớ vì đức tin của họ, được khích lệ từ thực tế của 1 Phi 3:8-17. Dù sống trong bắt bớ, họ vẫn “luôn sẵn sàng để trả lời những kẻ chất vấn về niềm hi vọng trong họ” (1 Phi 3:15-16).

Các tín hữu làm công việc khó khăn này như thế nào? Trong 1 Phi-e-rơ 3:18-20, một lần nữa Phi-e-rơ hướng chúng ta đến sự chết và phục sinh của Đấng Christ cho tội nhân. Các tín hữu ngày nay, cũng như Nô-ê thời xưa, đều được kêu gọi để làm chứng về niềm hi vọng của Tin Lành giữa thế giới vô tín, đang nhạo báng và khinh bỉ chúng ta. 

Chúng ta làm điều này trong năng lực của Đức Thánh Linh – Thánh Linh Đấng Christ luôn giúp sức trong chức vụ rao giảng của Nô-ê, và cũng bởi Thánh Linh đó mà Đấng Christ sống lại từ cõi chết. Công tác của chúng ta không phải vô ích. Chúa phục sinh đã đắc thắng (1 Phi 3:21-22). Chúng ta chẳng nên sợ hãi hay nản lòng (1 Phi 3:14). Thay vào đó, chúng ta nên đặt “Chúa là Đấng Thánh trong lòng anh em” qua việc rao giảng về Ngài (1 Phi 3:15).

Thật tốt biết bao khi biết Đấng Cứu Rỗi chúng ta đã đắc thắng! Phi-e-rơ nhắc nhở chúng ta đừng sống theo cảm xúc mình, nhưng hãy sống theo điều bởi đức tin mà chúng ta biết là chân lý. Chúa Jêsus ngự trên ngai Ngài và vẫn sống động giữa chúng ta bởi Thánh Linh Ngài. Hãy tin kính và phục vụ Ngài cho thế hệ của chúng ta.

Bài: Guy Waters; dịch: Linh Lưu
(Nguồn:https://www.thegospelcoalition.org/ )

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này