5 lập luận “vì sao tôi tin Kinh Thánh”

Dưỡng linh
10:53 06/06/2024

Oneway.vn – Là Cơ Đốc nhân, chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ niềm tin của mình.

Lời Chúa trong I Phi e rơ 3:15 chép: “Nhưng hãy tôn Đấng Christ là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường thường sẵng sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong ân điển, song phải hiền hòa và kính sợ”).

Nền tảng của niềm hy vọng nằm ở việc chúng ta tin chắc rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời – Lời chắc chắn và đáng tin cậy. Tôi đã tập hợp 5 điểm lại với nhau như một tấm thẻ ghi chú tham khảo để giải thích cho việc vì sao tôi tin vào Kinh Thánh. Chúng có thể giúp bạn nói với người khác lý do vì sao bạn tin Kinh Thánh đồng thời cũng nhắc nhở bạn (giữa những mối nghi ngờ) tại sao bạn tin vào điều đó.

1. Lập luận Kinh Thánh

Bằng cách này, tôi chỉ muốn nói rằng Kinh Thánh được tuyên bố là lời của Đức Chúa Trời. Tuyên bố này không chỉ được nhắc đến trong một đoạn văn hay là một cuốn sách nào đó nhưng là xuyên suốt. Chúng ta đọc trong II Ti mô thê 3:16 “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”. Nguồn gốc của bản văn , Ngôi Lời – là Đức Chúa Trời. Không hề có sự nao núng về sự thật này từ Sáng thế ký cho đến Khải huyền. Sự thật khẳng định rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và được chứng minh xuyên suốt lịch sử. Hãy để điều này luôn ở trong tâm trí bạn khi đối phó với những nghi ngờ.

2. Lập luận lịch sử

Con người và các địa danh trong Kinh thánh đều xuất hiện trong lịch sử. Khi chúng ta đọc những mô tả về thời gian và các sự kiện, chúng ta thường tìm thấy những điểm giống nhau tương tự trong lịch sử ngoài Kinh Thánh. Thêm vào đó, khi các nhà khảo cổ học đào và khám phá ra các hiện vật cổ, thường cho chúng ta thấy rằng các sự kiện Kinh thánh chưa được phát hiện ra trước đây đều có thật. Và cuối cùng, lịch sử của các sự kiện từ trong Kinh Thánh liên quan đến lời tiên tri đều xảy ra. Hãy xem sự phu tù của người Ba by lôn và Vua Cyrus, và các chi tiết liên quan đến cuộc đời của Đấng Christ. Trong phạm vi Kinh Thánh, nó diễn ra với sự nhất quán về mặt lịch sử

3. Lập luận thực nghiệm

Về mặt cá nhân, tôi đã kinh nghiệm được sự thay đổi đáng kể. Ngày tôi được biến đổi, tôi bước ra khỏi sự nguyện rủa để bước đến ngôi nhà ca ngợi Chúa. Điều này làm sao có thể xảy ra được? Kinh nghiệm của tôi nói với tôi rằng đây không phải là một quyển sách bình thường. Tôi đã cảm động đến phát khóc khi đọc những cuốn sách khác, nhưng quyển sách này lại đang đọc về chính con người của tôi, phá bỏ và làm mới lại trong tôi.  Hơn nữa, tôi nhìn thấy những kinh nghiệm tương tự từ người khác. Sự thay đổi này không giới hạn ở giới tính, dân tộc, địa lý hoặc thậm chí là thời gian. Quyển sách này được công bố ra để biến đổi cuộc đời con người, và nó đã thật sự làm được.

4. Lập luận lô-gic

Có một chủ đề duy nhất, mạch lạc xuyên suốt quyển sách đó là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là điều tối quan trong. Nếu Đức Chúa Trời viết một quyển sách, đây là cách Ngài sẽ viết nó. Nếu con người viết một cuốn sách, đây chắc chắn không phải là cách anh ta sẽ viết về nó. Nó có “vòng tròn của sự thật”

C.S Lewis nói: “Con người sẽ có xu hướng giảm bớt những khuyết điểm của mình và phóng đại những mỹ đức của mình. Nhưng Kinh Thánh thì làm điều ngược lại. Nó duy trì những phẩm giá của con người nhưng nó cũng thể hiện sự tan vỡ. Ở đây chúng ta thấy vinh quang của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra. Điều này đưa tôi đến một khía cạnh khác của lập luận này. Nếu bạn khảo sát các tôn giáo trên thế giới, hầu hết đều sẽ đồng ý rằng có một vấn đề, và chúng tồn tại để giúp chúng ta giải quyết. Tuy nhiên, chỉ có Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh mới thực sự duy trì một Đức Chúa Trời không thỏa hiệp.

Mọi kế hoạch cứu rỗi khác đều bẻ cong sự công chính để bày tỏ tình yêu. Con người và Thượng để hợp tác với nhau để đạt sự cứu rỗi. Tuy nhiên, với Kinh Thánh, Đức Chúa Trời không thỏa hiệp. Ngài duy trì và thể hiện sự công chính của mình, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thương! Trên thập tự giá, Ngài vừa là công bình và xưng công bình ( Rô-ma 3:26). Điều này có nghĩa Ngài là Đấng không thỏa hiệp.

Kinh Thánh bày tỏ rằng tất cả thuộc tính của Đức Chúa Trời đều nguyên vẹn, không bị móp méo, khuyết điểm hoặc giảm bớt. Tuy nhiên nếu không có thập tự giá, (và bên ngoài Kinh thánh), bạn có một vị thần, người đồng ý thỏa hiệp một điều gì đó để mang lại sự cứu rỗi. Điều này nhắc nhở tôi về sự khôn ngoan, tình yêu, lòng thương xót và ân điển vô hạn của Đức Chúa Trời – cững như quyền tác giả Kinh Thánh của Ngài.

5. Lập luận ki-tô học

Điều này đóng dấu sự thỏa thuận cho tôi. Ở đây có một tóm tắt: Vì Chúa Jêsus sống lại từ cõi chết, Ngài là Đức Chúa Trời, do đó quan điểm của Ngài về Kinh Thánh là đúng. Chúa Jêsus tin rằng Kinh Thánh được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời (Mt 4:2, Mt 22:31-32), có thẩm quyền (Lk. 4; Giăng 10:34-36; 12:47-48); quyền năng (Mt. 5:17-18; Giăng 6:63; Giăng 17:17); và về Người (Lk: 24:25-27, 44-47; Ga 5:46-47).

Hơn nữa Ngài tin Kinh Thánh chính xác về mặt lịch sử. Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Jêsus đề cập đến A-bên, Nô-ê, Áp-ra -ham, Sô-đôm và Gô-mô-rơ, I- sác và Gia–cốp, Ma-na trong đồng vắng, con rắn trong đồng vắng, Môi-se như người ban hành luật pháp, Đa-vít và Sa-lô-môn, nữ hoàng Sê-ba, Elija và Ê –li-sa. Góa phụ ở Sa-rép-ta, Na –a-man, Xa-cha-ri, và ngay cả Giô-na, chưa bao giờ hỏi về một sự kiện, hoặc một phép lạ hay một yêu cầu lịch sử nào. Chúa Jêsus rõ ràng tin vào tính lịch sử của lịch sử Kinh Thánh.

Kết luận

Sau hết tất cả chúng ta phải nhớ rằng Kinh Thánh không bao giờ sai. Kinh thánh là hoàn hảo và rõ ràng. Vấn đề của chúng ta là với sự tiếp nhận của chúng ta, chúng ta sa ngã.

Gần đây tôi được nhắc nhở về điều này trong cuộc thảo luận với nhân viên phục vụ, khi tôi và một vài người bạn cùng ăn trưa với nhau. Khi chúng tôi nói chuyện với người đó, chúng tôi đến với chủ đề về Kinh Thánh. Lúc ấy, anh ta bày tỏ cho chúng tôi về quan điểm rằng anh ta không chấp nhận Kinh Thánh bởi vì anh ta không thể chắc chắn rằng đó là Lời của Đức Chúa Trời, và cuối cùng anh ta không tin Kinh Thánh. Ở một khía cạnh khác, nhân viên phục vụ bắt đầu kể cho chúng tôi về chú mèo của anh ta. Không chớp mắt, anh ta hào hứng kể chú mèo đã nói chuyện với anh ta như thế nào. Chúng tôi đã làm rõ để chắc rằng anh ấy nói thật, và trên thực tế, anh ta đã xác nhận. Anh ta chắc chắn rằng con mèo của anh ta đã nói với anh ấy rất rõ ràng và dễ hiểu.

Hậu quả tội lỗi không ngừng lan rộng và dai dẳng. Tuy nhiên Đức Chúa Trời có thể và Ngài đã dùng quyền năng của Lời Ngài để đưa chúng ta đến với đức tin nơi Ngài. Chính Lời này mà chúng ta phải chia sẽ và sẵn sàng bảo vệ người khác vì niềm tin.

Bài: Erik Raymond; dịch: Dịu Hạnh
(Nguồn: thegospelcoalition.org(

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này