5 câu hỏi giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực

Dưỡng linh
12:04 23/05/2024

Oneway.vn – Suy nghĩ chứa đầy những lời nói không hay mà bạn nói với chính mình, những câu hỏi về niềm tin, những dự đoán vô ích về tương lai hoặc ký ức về điều gì đó tồi tệ đã xảy ra với bản thân.

Nếu vậy, hãy giả vờ một chút rằng bạn vừa bước vào căn phòng tâm vấn của tôi. Tôi tự giới thiệu, bắt tay và mời bạn ngồi. Chúng ta trò chuyện một lúc và khi cảm thấy thời điểm thích hợp, tôi bắt đầu và hỏi, “Điều gì đã đưa bạn đến đây hôm nay? Và tôi có thể giúp gì cho bạn?”.

Bạn bắt đầu kể cho tôi nghe về những suy nghĩ khiến bạn cảm thấy khó chịu, sợ hãi hoặc bực dọc. Chúng có thể liên quan đến chứng lo âu, trầm cảm. Có lẽ chúng đang chạy đua với những suy nghĩ thật, đó là những suy nghĩ xâm phạm, suy nghĩ tội lỗi hoặc những suy nghĩ phi lý. Suy nghĩ chứa đầy những lời nói không hay mà bạn nói với chính mình, những câu hỏi về niềm tin, những dự đoán vô ích về tương lai hoặc ký ức về điều gì đó tồi tệ đã xảy ra với bản thân.

Và có thể, nếu bạn giống như nhiều người bước vào căn phòng của tôi, bạn sẽ cảm thấy bế tắc. Bạn đã cố gắng thay đổi suy nghĩ của mình bằng cách đẩy chúng ra khỏi tâm trí, nắm bắt chúng bằng Lời Chúa, đổi lời nói dối lấy sự thật và khiêm nhu với bản thân. Bất chấp những nỗ lực ấy, suy nghĩ tiêu cực vẫn không ngừng xâm chiếm bạn.

Tại sao bạn vẫn bị mắc kẹt? Có thể cách tiếp cận của bạn để thay đổi suy nghĩ chưa đầy đủ. Chúng ta cần vượt ra ngoài những chiến lược nhận thức chỉ để giải quyết tâm trí, thay vào đó cần phải xem xét những câu chuyện, mối quan hệ, cảm xúc và cơ thể – điều ảnh hưởng lớn đến lối suy nghĩ chúng ta.

 Dưới đây là 5 câu hỏi giúp bạn sẵn sàng đối diện với những suy nghĩ tiêu cực:

1. Suy nghĩ tiêu cực của bạn bắt đầu khi nào?

Thật khó để thay đổi suy nghĩ tiêu cực nếu không biết chúng bắt đầu từ đâu. Chúng ta cần bối cảnh và thời điểm mà những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu. Xác định một điều cụ thể khiến bạn suy nghĩ âu lo. Hãy nhìn kỹ vào suy nghĩ đó, nhắm mắt lại và để tâm trí hướng về đó. Con người, ký ức hoặc một trải nghiệm nào đó. Đừng suy nghĩ quá nhiều về điều này. Chỉ cần tò mò về nơi tâm trí của bạn đang “lang thang”. Bạn có thể nhận thấy điều gì đó quan trọng hoặc bất ngờ đáng để thảo luận thêm.

Suy nghĩ của chúng ta xuất hiện từ những câu chuyện của chúng ta. Chúng thường bắt đầu sau những sự kiện đau buồn, những gì chúng ta đã nghe hoặc thấy. 

2. Ai biết được sự thật đầy đủ về cuộc đấu tranh của bạn?

Bạn đã cởi mở với ai đó về những tranh chiến của mình chưa, hay bạn đang cố giữ bí mật? Những suy nghĩ cất giữ trong bóng tối cần ánh sáng và không gian rộng mở. Chúng ta cần những người lắng nghe đồng cảm, người cùng đau khổ và cố vấn đáng tin cậy, những người sẽ nghe thấy những suy nghĩ không bị kiểm duyệt của chúng ta và giúp chúng ta giải quyết chúng.

Hãy đến với Chúa. Hãy nói thật lòng với Ngài. Sau đó, xác định một người mà bạn có thể tin tưởng. Hãy nói với họ suy nghĩ chân thật nhất, sâu sắc nhất của bạn. Đưa những suy nghĩ của bạn ra ánh sáng sẽ giúp loại bỏ những gánh nặng mà bạn thậm chí không biết chúng tồn tại.

3. Bạn cảm thấy những cảm xúc gì?

Đưa những suy nghĩ của bạn ra ánh sáng sẽ giúp loại bỏ những gánh nặng mà bạn thậm chí không biết là chúng tồn tại.

Khi bạn chia sẻ một cách trung thực, hãy dừng lại một chút và xem xét cảm giác của bạn. Những cảm xúc nào đến với bạn? Bạn có cảm thấy xấu hổ vì những suy nghĩ của mình không? Chúng có gợi lên nỗi buồn, cảm giác tội lỗi hay sợ hãi không? Những suy nghĩ không mong muốn của bạn có liên quan đến nỗi buồn sâu sắc hay sự hối tiếc thường trực không?

Việc xác định cảm xúc của bạn có vẻ khó khăn, không thoải mái hoặc không cần thiết. Bạn có thể bị cám dỗ để đẩy cảm xúc theo chiều hướng xấu hơn. Hãy chậm lại. Hãy ngồi với cảm xúc của bạn một lúc. Hãy diễn đạt chúng bằng lời nói. Cảm nhận chúng. Hãy mang chúng đến với Chúa.

Có thể đây là lúc bạn cảm nhận rõ nhất nỗi đau do những suy nghĩ không mong muốn của mình gây ra. Và chính trong việc cảm nhận những cảm xúc này, bạn có thể trải nghiệm Chúa một cách gần gũi nhất. Ngài “gần gũi những tấm lòng tan vỡ và cứu vớt ai có tâm hồn thống hối” (Thi Thiên 34:18). Ngài là nơi nương náu của bạn trong lúc gian truân (Thi Thiên 46:1). Bạn có thể đè nén cảm xúc của mình hoặc để chúng đưa bạn đến với Chúa.

4. Bạn cảm thấy những suy nghĩ tiêu cực này ở đâu trong cơ thể mình?

Nếu câu hỏi này nghe có vẻ lố bịch hoặc khó hiểu, hãy hài hước với tôi một chút. Quay trở lại suy nghĩ mà bạn thường gặp khó khăn. Hãy ghi nhớ nó. Hãy ngồi với nó một lúc. Hãy nghĩ về những tình huống khơi gợi trong bạn và những cảm xúc đi kèm. Sau đó hãy xem xét câu hỏi này: Bạn cảm thấy nó ở đâu trong cơ thể mình? Bạn có thể cảm thấy một suy nghĩ lo lắng trong lồng ngực hoặc suy nghĩ chán nản trong dạ. Một ý nghĩ xâm nhập có thể mang lại cảm giác sợ hãi về thể chất, hoặc một ký ức tồi tệ có thể tràn ngập cơ thể bạn với những cảm giác khó chịu hoặc đau khổ.

Bạn là một linh hồn hiện hữu. Cơ thể bạn phản ứng với nội dung suy nghĩ của bạn và suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi trạng thái cơ thể. Nhận thức rõ hơn về sự tương tác giữa suy nghĩ và cơ thể có thể giúp bạn lập kế hoạch.

Suy nghĩ chán nản gây ra đau bụng có thể là dấu hiệu cần phải đến gặp bác sĩ. Có lẽ bạn cần phải chậm lại và hít một hơi thật sâu trước khi xác định xem suy nghĩ đó hữu ích hay đúng đắn. Có thể tập thể dục, tránh dùng caffeine hoặc ưu tiên một giấc ngủ ngon. Cảm giác hoảng loạn đè nặng trong lồng ngực có thể khiến bạn phải cân nhắc đến việc dùng thuốc. Bạn nhận thấy điều gì ở cơ thể mình? Và thông tin này nhắc bạn hành động như thế nào?

5. Chúa ở đâu trong cuộc tranh đấu của bạn?

Khi bạn xem xét suy nghĩ của mình bị ảnh hưởng như thế nào bởi câu chuyện, các mối quan hệ, cảm xúc và cơ thể của bạn, hãy liên tục quay lại câu hỏi này. Chúa ở đâu? Và Ngài giúp đỡ bạn như thế nào?!

 Có lẽ bạn cần phải chậm lại và hít một hơi thật sâu trước khi xác định xem suy nghĩ đó hữu ích hay đúng đắn. 

Hãy dùng Lời Chúa để kiểm tra suy nghĩ của bạn. Hãy để Lời Ngài hướng dẫn suy nghĩ trong bạn với tất cả những gì chân thật, đáng tôn trọng, trong sạch và đáng yêu chuộng (Phi-líp 4:8). Hãy để Kinh Thánh soi sáng con đường hướng đến những suy nghĩ tích cực. 

Cũng hãy nhớ rằng Chúa ở bên bạn khi bạn đang trong sự tranh chiến. Có thể Ngài sẽ hướng để bạn nhìn thấy những gì cần để thay đổi. Hoặc có thể những suy nghĩ này như một cái dằm ở yên trong bạn (2 Cô-rinh-tô 12:7). Nếu đúng như vậy, bạn cần biết rằng sức mạnh của Chúa trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của chúng ta (2 Cô-rinh-tô 12:9). Tình yêu của Ngài dành cho bạn không dựa trên khả năng thay đổi hay khi bạn làm tốt hơn.

Nếu bạn gặp khó khăn để cảm nhận được niềm vui của Chúa dành cho mình, hãy để tôi giúp bạn. Thi Thiên 147:11 nói, “Đức Giê-hô-va đẹp lòng người kính sợ Ngài, kẻ trông cậy nơi tình thương thành tín của Ngài”. Hít một hơi thật sâu bằng miệng và thở ra bằng mũi. Hãy hít vào lần nữa khi bạn tự nhắc nhở mình – Chúa vui lòng về bạn. Hãy thở ra lần nữa và nhớ đến những cuộc đời đang tìm kiếm Tình Yêu Thật. Làm điều này khoảng năm lần. Hãy nghỉ ngơi ở đây với Chúa một lát. Hãy mang sự thật này vào hành trình thay đổi suy nghĩ của bạn. Mang sự thật này vào phần còn lại trong ngày của bạn. Và trong những ngày tiếp theo trên chặng đường chúng ta đang tiến về Thiên Quốc!

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này