Chúa có nổi giận khi tôi giận Ngài không?

Dưỡng linh
10:32 12/05/2022

Oneway.vn - Khi thành thật với Chúa về sự tức giận mà tôi có đối với Ngài, tôi cảm thấy được giải thoát, an ủi và chữa lành.

Điều đó đã từng không hợp lý trong tư tưởng tôi. Tôi đã sợ rằng mình sẽ trải qua một điều gì đó khác. Cảm giác tức giận với Chúa dường như không đúng. Tôi đã tin rằng mình phải tồi tệ lắm bởi vì sự tức giận đã ở đó. Sự xấu hổ xuất hiện khi cơ thể tôi căng cứng và tôi chống cự làm điều mà tôi tin rằng mình cần phải làm: Đó là nói với Chúa những gì tôi thực sự nghĩ.

Hít thở sâu. Chúa có phẫn nộ khi tôi tức giận không? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với Ngài sự thật? Tôi đã sợ những câu trả lời này quá lâu nên tôi đã che giấu sự thật với Ngài và chính bản thân mình.

Vào cái ngày mà tôi cuối cùng cũng tiết lộ những điều chất chứa trong lòng, tôi đã viết nhật ký của mình về thời gian chúng tôi ở trang trại, nơi chúng tôi đã nhận nuôi dưỡng tới 12 đứa trẻ. Tôi viết nhật ký về nỗi đau và sự tổn thương mà tôi đã trải qua ở nhiều cấp độ. Một nỗi đau sâu sắc hơn vẫn còn lại. Tôi không muốn đến gần nó. Tôi đã cảm thấy bị Chúa bỏ rơi. Bị phản bội. Dường như Ngài đã yêu cầu tôi làm một điều gì đó khó khăn không thể làm được và sau đó bỏ tôi lại một mình tự chống chọi với bản thân. Tất nhiên, đó không phải là bức tranh toàn cảnh của sự thật. Tâm trí tôi đang cố gắng hiểu tất cả thông qua sự đau đớn, tổn thương và bối rối.

Cuối cùng thì những lời tức giận và tổn thương cũng xuất hiện trong các trang nhật ký của tôi. Chúng phản ánh sự thật về những gì đã có trong trái tim tôi. Thành thật với Chúa về những gì Ngài đã biết giúp tôi trải qua một kiểu tổn thương đáng sợ để thử thách những sợ hãi tiềm ẩn về việc Chúa sẽ làm gì nếu tôi làm sai điều gì đó.

Chúa đã không "đánh trả" tôi. Thay vào đó, nỗi sợ hãi tan biến và tôi trải nghiệm được tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

Những gì chúng ta tin về Chúa và cảm xúc của chúng ta

Sợ hãi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời là điều mà quá nhiều người trong chúng ta kinh nghiệm, khiến chúng ta không bao giờ biết được cuộc sống tươi đẹp mà Ngài đã chết để ban tặng. Những gì chúng ta tin về Chúa và cảm nhận của chúng ta có liên quan rất nhiều đến cách chúng ta trải nghiệm Chúa trong cảm xúc của mình. Chúng ta bỏ lỡ sự kết nối với Đức Chúa Trời bằng cách giữ kín sự thật về những gì chúng ta cảm thấy.

Bằng cách nào đó, nhiều người trong chúng ta tin rằng bởi vì Chúa là cội nguồn của tình yêu, chúng ta chỉ nên cảm nhận những cảm xúc dễ chịu. Chúng ta dán nhãn những cảm xúc là tích cực hoặc tiêu cực. Những cảm xúc như sợ hãi và tức giận được chúng ta định nghĩa là tội lỗi. Đó cũng không phải là bức tranh toàn cảnh về sự thật. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa, là Đấng ban cho và là nguồn của cảm xúc, và Ngài giữ tất cả chúng ở trạng thái cân bằng hoàn hảo như Ngài yêu thương chúng ta vậy.

Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau, bao gồm cả sự tức giận. Sự tức giận của Ngài chỉ ra những bất công, áp bức và những hành động nổi loạn của những người đặt mình vào vị trí như thần thánh trong cuộc sống của họ và của những người khác. Sự tức giận có lý do. Mặc dù sự tức giận có thể dẫn đến sự hủy diệt, nhưng mục đích của nó được thiết kế cho điều tốt lành.

Điều chúng ta tin về sự tức giận trong Kinh Thánh

Kinh Thánh rất giàu ý nghĩa. Các bản dịch tiếng Anh của chúng ta từ tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái phải vật lộn để nắm bắt đầy đủ chiều sâu và độ phức tạp từ ý định ban đầu của tác giả. Đó là lý do khiến tôi thích đọc các bản dịch khác nhau và sử dụng các công cụ nghiên cứu Kinh Thánh. Những tài nguyên này giúp chúng ta khám phá sự hiểu biết sâu sắc hơn về các câu, chương và toàn bộ Kinh Thánh.

Nếu bạn tìm kiếm những câu về sự tức giận, bạn sẽ tìm thấy Châm ngôn 14:29, Thi Thiên 37:8, Châm ngôn 15:1, Gia-cơ 1:19-20, Ê-phê-sô 4:26, Truyền đạo 7:9, Châm ngôn 16:32, và nhiều hơn nữa tùy thuộc vào bản dịch Kinh Thánh bạn đọc. Đọc nhanh từng câu ngoài ngữ cảnh có thể khiến chúng ta tin rằng tức giận là điều không nên xảy ra. Tôi đã đọc những câu này qua bộ lọc của niềm tin rằng tức giận là tội lỗi. Tôi nghe chúng nói: “Đừng tức giận. Đừng bao giờ bày tỏ sự tức giận. Nếu bạn tức giận, Chúa sẽ nổi giận với bạn. Bạn sẽ cảm thấy thật kinh khủng nếu Chúa phẫn nộ với bạn”.

Tôi dùng Lời Chúa để giải thích và thay đổi ý nghĩa của nó để phù hợp với nỗi sợ hãi của tôi. Tôi rất sợ sẽ làm sai, tôi luôn tin rằng mình là người xấu. Tôi đã không đọc những đoạn này qua một bộ lọc để trải nghiệm nhiều hơn về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Tôi không thấy chủ đề ý nghĩa xuyên suốt Lời Chúa để giúp tôi trải nghiệm sự bình an, niềm vui và sự tự do với tư cách là một tín hữu khi giải quyết cơn tức giận. Kết quả là tôi hướng vào thâm tâm mình, chọn ngoan cố từ chối sự tức giận và cố gắng để hành động đúng.

Khi tôi bị cưỡng hiếp và mang thai, tôi đã tranh đấu để xem có nên thể hiện sự tức giận khi một kẻ khác thao túng tình hình và lợi dụng nỗi sợ hãi của tôi. Tôi đã nói không, chỉ là tôi sợ cho phép mình giận người khác đến nỗi tôi không cho phép sự tức giận giúp tôi thoát ra. Sau đó, tôi tiếp tục tin rằng mình có thể gánh được sức nặng từ những hành động tàn nhẫn của anh ta và giấu đi sự tức giận mà tôi cần phải cảm nhận. Tôi trở nên tê liệt bên trong. Thay vì tức giận hướng tôi đến hành động chính trực để thực sự coi mọi thứ một cách trung thực rằng chúng là gì, thì tôi lại trở nên sợ hãi hơn, kiệt quệ hơn trong nội tâm. Tôi đã che giấu sự tức giận dưới sự ra vẻ là mình ổn.

Cuối cùng, tôi nhận thấy một mô hình của việc không cảm thấy tức giận với những người phá hoại và có hại. Đây không phải là bằng chứng của việc chữa lành; đó là kết quả của việc hành hạ bản thân để chấp nhận những lời nói và hành động gây tổn hại của người khác, điều làm giảm đi giá trị cuộc sống mà Chúa ban cho tôi.

Khi chúng ta không bày tỏ sự tức giận chính đáng đối với kẻ gây tội ác, chúng ta có xu hướng thể hiện lòng trắc ẩn đối với những kẻ phá hoại. Khi nạn nhân chống lại những hành động lạm dụng và sự tức giận xuất hiện, cộng đồng tín hữu thường thấy xấu hổ cho người bị hại vì họ đã thể hiện sự tức giận. Sự tức giận trước sự bất công được thiết kế để đưa chúng ta đến những hành động mang lại sự an toàn và thay đổi. Khi chúng ta không bày tỏ sự tức giận chính đáng, thì cơn giận của chúng ta sẽ không biến mất. Sự giận dữ chính đáng không được bộc lộ thường đặt không đúng chỗ, điều này gây hại thay vì tốt cho Đức Chúa Trời.

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta phủ nhận thực tế

Tiền đề đằng sau việc tin rằng tức giận là tội lỗi dường như bao gồm cách chúng ta tóm tắt những bức ảnh chụp nhanh của Kinh Thánh.

Kinh Thánh đề cập đến kẻ dại là người nóng tính (Châm ngôn 14:17). Châm-ngôn 22: 24-25 cho chúng ta biết không nên kết bạn với người hay nổi giận. Trong cả hai tình huống, sự tức giận được thể hiện là sự phá hoại của một người bị coi là dại dột. Cũng hãy lưu ý, những câu này ám chỉ người từ chối sự khôn ngoan, hiểu biết và sự hướng dẫn (Châm ngôn 18:12, Châm ngôn 1:7, Châm ngôn 28:25). Kẻ ngu muội từ chối sự hướng dẫn và lời khuyên khôn ngoan, để họ ở vị trí kiêu hãnh giống như chúa của cuộc sống họ và của những người khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người dễ nổi nóng và hành động tức giận là người đã trải qua tổn thương và bất công nhưng không chịu giải quyết? Nếu sự thật bị phủ nhận đủ lâu, trái tim trở nên chai cứng, dẫn đến việc thiếu sự chú tâm hoặc không quan tâm đến những ảnh hưởng mà cuộc sống của chúng ta gây ra cho người khác.

Những thực tại bị từ chối xây dựng những bức tường xung quanh tấm lòng chúng ta khiến chúng ta không thể uốn nắn được cho công việc của Chúa Thánh Linh. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta đang làm một điều tốt bằng cách giả vờ rằng chúng ta tốt hơn mình của hiện tại hoặc chúng ta có thể cố gắng hết sức để đảm bảo rằng chúng ta đúng, tốt và không bao giờ sai, điều này chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Những nỗ lực của chúng ta để làm cho mọi việc ổn thỏa khiến chúng ta phải dựa vào chính mình, ngay cả khi chúng ta nói rằng mình đang tin cậy Chúa.

Từ chối sự chữa lành và tăng trưởng mở đường cho sự tức giận hủy diệt.

Khi sự tức giận còn bị che giấu

Tin rằng sự tức giận là tội lỗi, hoặc tất cả sự tức giận luôn luôn xấu, nó nuôi dưỡng sự tự lừa dối bản thân. Chúng ta che giấu những gì đã có trong mình để thấy mình có vẻ đúng hơn những gì mình cảm nhận. Sự tức giận của chúng ta không bị che giấu khỏi Đức Chúa Trời, và nó thường không bị che giấu khỏi người khác. Bộ não của chúng ta không tự động xử lý những cơn giận dữ không giải quyết được. Hệ thống thần kinh của chúng ta cũng vậy.

Bằng cách nở một nụ cười và trút cơn giận ngầm, chúng ta tự tạo cho mình những phản ứng bùng nổ. Nó giống như làm đầy một cái hộp với áp suất tích tụ trong khi từ chối mở van xả. Sự tức giận tiềm ẩn gây ra một loạt vấn đề khi áp lực tích tụ và khi không thể kiềm chế được nữa. Sự tức giận tiềm ẩn ảnh hưởng đến hệ thống niềm tin của chúng ta, khả năng tiếp nhận lẽ thật của Chúa, khả năng tiếp nhận các hành động yêu thương và khả năng kết nối tốt với Chúa và những người khác.

Chúng ta có thể làm gì với sự tức giận thay vì che giấu nó

Khi chúng ta phủ nhận cảm xúc tức giận, chúng ta phủ nhận nhận thức. Chúng ta cũng cắt đứt khả năng phản ứng với những gì cơn giận nói với chúng ta. Nhận thức là bước quan trọng đầu tiên đối với bất kỳ loại thay đổi nào. Bao gồm cả cách chúng ta đối phó với sự tức giận. Một cách để chuyển từ cơn giận không thể chịu đựng được, mang tính hủy diệt sang cơn tức giận có mục đích được sử dụng cho mục đích tốt, đó là thừa nhận cảm giác.

Tiến sĩ Daniel Siegel đã đặt ra thuật ngữ, "Đặt tên cho nó để chế ngự nó". Hành động đơn giản là đặt tên cho những cảm xúc đau buồn làm giảm cường độ của chúng, giúp bộ não của chúng ta chuyển bánh. Thay vì phủ nhận sự tồn tại của cơn giận dữ, gọi tên sự hiện diện của nó là sự chữa lành.

Sau khi thừa nhận, hãy tăng cường nhận thức. Lưu ý tác động của sự tức giận đến khả năng phản ứng tốt của bạn trong các tình huống căng thẳng. Hãy xem xét tác động của sự tức giận đối với khả năng chịu đựng khi ở một mình của bạn, thậm chí cả những cơn tức giận bị phủ nhận dường như âm ỉ dưới tiếng cười. Chú ý tương tác với những người khác. Bạn có sử dụng những từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể để tấn công không? Bạn có đổ lỗi cho người khác khi bạn cảm thấy tồi tệ bên trong không?

Cảm xúc được thiết kế để dẫn chúng ta đến hành động. Nhận thức về cảm xúc giúp chúng ta thực hiện hành động để thúc đẩy sự nghỉ ngơi, bình an và cuộc sống viên mãn. Để ý đến sự tức giận. Lưu ý tác động của nó, sau đó giải quyết các lý do cơ bản cho sự hiện diện của nó.

Khám phá điều gì nằm dưới sự tức giận

Giận dữ thường được coi là một cảm xúc thứ cấp. Trước khi cảm thấy tức giận, chúng ta trải qua những cảm xúc khác gắn liền với những bất công mà chúng ta đã trải qua, có thể là do hành động có hại của ai đó hoặc những kỳ vọng không được đáp ứng của chúng ta. Nhận thức giúp chúng ta xem xét sự bất công tiềm ẩn cũng như những cảm xúc tiềm ẩn liên quan đến sự bất công.

Khi sự tập trung của chúng ta trở nên đúng đắn, cảm thấy đúng và làm mọi thứ ổn thỏa, chúng ta sẽ thúc đẩy khả năng nổi giận hủy diệt. Bất cứ khi nào ai đó không làm những gì chúng ta nghĩ rằng họ nên làm, những kỳ vọng kiêu hãnh của chúng ta không được đáp ứng và chúng ta trả đũa bằng sự tức giận hủy diệt gây hại cho bản thân và những người khác.

Ẩn dưới sự tức giận, là những cảm xúc và trải nghiệm mà bạn cảm thấy dễ bị tổn thương. Cảm giác buồn bã, cô đơn, bị phản bội, bị từ chối và sợ hãi là những trải nghiệm không hề dễ chịu. Nỗ lực bảo vệ bản thân khỏi những cảm giác dễ bị tổn thương này thường dẫn đến tức giận.

Chúa có giận tôi vì đã cảm thấy bực bội không?

Một cách khác để xem xét câu hỏi mà chúng ta đã khởi xướng, là điều chỉnh nó bằng cách hỏi liệu Chúa có nổi giận vì chúng ta cảm thấy và làm những điều chúng ta nghĩ chúng khiến chúng ta tồi tệ không. Có lẽ giống như tôi, bạn đã tin rằng mình thật tệ nếu thấy tức giận. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải nổi giận với bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn thấy tấm lòng của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta khi hiểu được những khó khăn của chúng ta và gặp gỡ chúng ta trong nỗi đau của mình? Chúng ta có thể thấy cách Kinh Thánh tiết lộ chung về một Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta quản lý linh hồn mình để chúng ta có thể sống trọn vẹn hơn với Ngài không?

Liệt kê ở trên là một số câu Kinh Thánh về sự tức giận mà tôi đã đọc qua một cái nhìn méo mó về sự kết tội. Hôm nay, chúng khích lệ tôi. Tôi cảm thấy được kết nối với một Đức Chúa Trời muốn tôi mang tất cả trong tôi vào trong mối quan hệ với ngài. Tất cả có nghĩa là tất cả. Mọi cảm xúc, mọi nghi ngờ, mọi sợ hãi, mọi lo lắng. Ngài có thể đảm nhận nó. Châm ngôn 14:29 nói rằng những người chậm giận có sự hiểu biết sâu sắc. Có lẽ sự hiểu biết đến từ nhận thức và phản ứng với những gì thực tế về trải nghiệm của chúng ta. Và điều gì là thực về con người chúng ta, như Chúa nhìn thấy chúng ta.

Kinh Thánh tiết lộ sự tức giận của Đức Chúa Trời đối với sự bất công và áp bức, đối với những điều khiến chúng ta không được kết nối trọn vẹn với Ngài và kết nối với người khác. Nguyện sự tức giận của chúng ta bộc lộ những bất công thực sự làm đau lòng Đức Chúa Trời và nguyện chúng ta được kéo về phía nguồn an ủi và tình yêu thương của Ngài.


Bài: Jolene Underwood; dịch: Abby
(Nguồn: crosswalk.com)

 

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này