Sứ đồ của nước mắt: Bài học từ nỗi buồn lớn của Phao-lô
Oneway.vn – Khởi đầu Rô-ma 9-11, chúng ta biết Phao-lô đang buồn. Rất buồn. “Trong Đấng Christ tôi nói sự thật, tôi không nói dối, lương tâm tôi cũng làm chứng cho tôi trong Đức Thánh Linh rằng tôi buồn bã lắm, lòng đau xót triền miên . . . cho anh em là đồng bào của tôi . . . tức là người Y-sơ-ra-ên” (Rô-ma 9:1-4).
Phao-lô vô cùng đau buồn khi ông không thể hoàn tất dòng suy nghĩ cũng như biết điều gì sẽ xảy ra với Y-sơ-ra-ên. Vậy nên, chúng ta phải chờ đến đoạn tiếp theo.
Chúng ta biết rằng có nhiều người Y-sơ-ra-ên đã chối bỏ Chúa Jêsus – Đấng Mết-si-a mà họ vẫn đang chờ đợi, và kết quả họ không được “cứu” (Rô-ma 10:1). Không chỉ mỗi mình Phao-lô buồn vì điều này; mà một câu hỏi khó còn được đặt ra. Có phải sự vô tín của Y-sơ-ra-ên là do Chúa đã chối bỏ dân Ngài không – hay tệ hơn, là Ngài không thể giữ lời hứa (Rô-ma 9:6, 11:1)? Và nếu Chúa có thể chối bỏ dân Ngài và không giữ lời hứa, thì chẳng phải đây là tin không tốt lành cho cả Y-sơ-ra-ên lẫn dân ngoại sao?
Điều mầu nhiệm
Để trả lời những câu hỏi này, Phao-lô tiết lộ một điều mầu nhiệm ẩn giấu trong Kinh Thánh và chỉ được bày tỏ khi Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến thế gian. Đấng giải cứu Y-sơ-ra-ên và giữ lời hứa của Ngài, nhưng Ngài sẽ làm điều theo một cách bất ngờ.
Đầu tiên, Ngài sẽ bắt đầu với số ít dân Y-sơ-ra-ên còn sót lại tin nhận Chúa Jêsus.
Đúng vậy, những người Y-sơ-ra-ên tin kính Chúa và tất cả dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ là một, ngay từ ban đầu (Rô-ma 9:6-13). Nhưng mãi về sau, suốt thời kỳ lưu đày sang A-sy-ri và Ba-by-lôn gần cuối Cựu Ước, Chúa đã giảm số người Y-sơ-ra-ên có đức tin thật trở nên một dân còn sót lại (Rô-ma 9:27-29).
Và, thật bất ngờ, tình trạng dân sót lại tin Chúa vẫn không thay đổi mấy khi Đấng Mết-si-a, Đấng Cứu Chuộc của Y-sơ-ra-ên đến (Rô-ma 9:30-33; 11:7-10). Như sứ đồ Giăng nói: Đấng Mết-si-a “đến trong đất nước Ngài mà dân Ngài không tiếp nhận Ngài” (Giăng 1:11).
Thứ hai, Chúa sẽ sử dụng sự vô tín của Y-sơ-ra-ên để dân ngoại cũng được cứu (Rô-ma 11:28, 30). Thật bất ngờ. Mọi người đều kỳ vọng dân ngoại một ngày nào đó sẽ hòa nhập với dân Y-sơ-ra-ên, nhưng không ai biết trước rằng họ sẽ trở thành dân Y-sơ-ra-ên. Dù vậy, Phao-lô cho biết rằng việc dân ngoại được cứu sẽ làm ứng nghiệm lời hứa của Cựu Ước (Rô-ma 10:19-20; 4:17; 15:9-12) và sự cứu rỗi của dân Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 9:25-26). Phao-lô không bao giờ gọi trực tiếp dân ngoại là Y-sơ-ra-ên, mà ông vẫn nhắc đến dân Y-sơ-ra-ên “tự nhiên” (Rô-ma 11:17-24). Nhưng ông áp dụng lời hứa của Y-sơ-ra-ên dành cho dân ngoại, Phao-lô cho thấy rằng thật khó để thấy những cành “hoang” và “tự nhiên” trong Hội thánh.
Thứ ba, Chúa dùng sự cứu rỗi của dân ngoại để khiến Y-sơ-ra-ên phải chú ý. Sự cứu rỗi bất ngờ của dân ngoại sẽ khơi dậy lòng nóng nảy trong Y-sơ-ra-ên và từ đó họ được cứu (Rô-ma 11:11-12, 15). Đây là một trong những lý do mà Phao-lô chia sẻ về Chúa Jêsus cho dân ngoại cách không mệt nhọc. Ông hy vọng việc ông trở thành “sứ đồ cho dân ngoại” sẽ dẫn Y-sơ-ra-ên đến với sự cứu rỗi. Dù là như vậy, Phao-lô biết ông không thể khơi dậy lòng nóng nảy của cả Y-sơ-ra-ên, nhưng ông hi vọng và cầu nguyện rằng ông làm được với một số ít (Rô-ma 11:13-14).
Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ đưa hết thảy dân Y-sơ-ra-ên đến với sự cứu rỗi chỉ khi Chúa Jêsus trở lại (hoặc “liên quan đến” sự trở lại của Chúa Jêsus). Đây có thể là phần đáng ngạc nhiên nhất trong bí mật của Phao-lô. Những người đọc cẩn thận lời hứa của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước đã đúng: Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu khi Đấng Mết-si-a đến. Nhưng không ai có thể đoán được rằng sự cứu rỗi của Y-sơ-ra-ên sẽ là khi Đấng Mết-si-a trở lại lần hai. Hai sự hiện đến! Chưa ai nhìn thấy sự hiện đến đó. Phao-lô cho chúng ta biết rằng Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu khi Chúa Jêsus trở lại từ Si-ôn, nơi Chúa Jêsus đã mở ra qua sự chết, chôn và phục sinh của Ngài (Rô-ma 11:26-27). Cùng với đó, Y-sơ-ra-ên sẽ tin Chúa Jêsus như cách của Phao-lô – được biến đổi bởi khải tượng thiên thượng của Chúa phục sinh.
Phao-lô cho biết điều mầu nhiệm này rồi ông vỡ òa trong lời ngợi khen (Rô-ma 11:33-36).
Chỉ trước giả thực sự khôn ngoan mới có thể tạo một cốt truyện mà (gần như) mọi kỳ vọng được tạo ra đều được đáp ứng theo một cách không ngờ tới. Sự thành tín đáng bất ngờ. Nghe có vẻ nghịch lý, thực sự không còn cách nào khác để mô tả được nó. Và không có câu chuyện nào như thế.
Nỗi lòng của Phao-lô
Điều mầu nhiệm Phao-lô xua tan mọi nghi ngờ mà chúng ta có thể có về sự thành tín của Chúa. Chúng ta có thể bất ngờ về điều Phao-lô viết trong Rô-ma 9-11, nhưng Phao-lô đã không bất ngờ. Ông đã viết 9:2 khi biết rõ sẽ viết những gì tiếp theo trong Rô-ma 11:25-27. Ông đã viết trong nước mắt giàn giụa dù đã biết được điều mầu nhiệm.
Sau cùng, Y-sơ-ra-ên vẫn không được cứu cho đến khi Chúa Jêsus quang lâm trở lại, Phao-lô nói, Chúa sẽ không trở lại nếu việc của Ngài giữa dân ngoại chưa được trọn (Rô-ma 11:25). Đối với Phao-lô, ít nhất đây có nghĩa là Y-sơ-ra-ên sẽ không được cứu cho đến khi có những người từ Rô-ma đi ra và rao giảng cho dân ngoại khắp cùng trái đất. Vậy nên, Phao-lô đã háo hức để đến Tây Ban Nha như thế nào (Rô-ma 15:14-33). Vẫn vậy, Phao-lô biết rằng mỗi lần chậm trễ, dời lại, thay đổi kế hoạch để đến với dân ngoại thì có nghĩa sự trở lại Chúa Jêsus càng lâu hơn, vì vậy càng có nhiều sự sửa phạt xảy đến với Y-sơ-ra-ên.
Dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu khi Chúa Jêsus trở lại và nhiều người Y-sơ-ra-ên sẽ bỏ lỡ việc trải nghiệm ơn phước Chúa ban cùng Hội thánh của Ngài trên đất hiện tại. Họ sẽ bỏ lỡ sự tốt lành của việc hoàn tất sự cứu rỗi của họ (Phi-líp 2:12-13), tranh chiến với việc bước đi theo Thánh Linh (Ga-la-ti 5:16), và đổi mới tâm trí (Rô-ma 12:2). Y-sơ-ra-ên sẽ bỏ lỡ sự tốt lành của việc chờ đợi Chúa Jêsus trở lại và trong mọi trải nghiệm để chuẩn bị mình và gia tăng trải nghiệm đó cho cõi đời đời (xem Ma-thi-ơ 25:21, 23).
Gương mẫu
Điều mầu nhiệm của Phao-lô xua tan nghi ngờ của chúng ta về đặc tính của Chúa, nhưng nó không – sẽ không – làm tiêu biến nỗi lòng của chúng ta. Không phải chúng ta theo gương của Phao-lô, nhưng đây thực sự là điều Kinh Thánh kêu gọi chúng ta (1 Cô-rinh-tô 11:1).
Gương mẫu của Phao-lô dạy chúng ta ăn mừng mọi điều trong câu chuyện của Chúa. Tấm lòng của Phao-lô vỡ tan khi kể câu chuyện của Ngài. Đó là lý do ông kết thúc những đoạn này với lời chúc tụng Đức Chúa Trời vì sự khôn ngoan và toàn tri. Tấm lòng chúng ta không thể hòa chung với Phao-lô nếu chúng ta không thể cảm nhận được điều ông cảm nhận trong Rô-ma 11:33-36. Chúng ta không thể theo được gương của Phao-lô nếu chúng ta không thể kể về câu chuyện của Chúa với lời thán phục và ngợi khen.
Hỡi bạn hữu, hãy vui mừng trong câu chuyện của Chúa. Hãy tôn vinh danh thánh của Ngài. Nhưng trong sự vui mừng, đừng bỏ qua đau thương. Đừng bỏ qua việc cày xới tấm lòng háo hức chia sẻ sự tốt lành mà bạn nhận được từ Chúa và một tấm lòng đau thương – dù là đau thương không ngừng (Rô-ma 9:2). Với nghịch lý trong câu chuyện bất ngờ nhưng thành tín của Chúa, chúng ta cũng dùng điều nghịch lý để đáp ứng lại: “xem như buồn bã, nhưng luôn vui mừng” (2 Cô-rinh-tô 6:10). Cũng cách này, chúng ta học cách theo gương Phao-lô như cách ông đã đi theo và chờ đợi Đấng Christ.
Bài: Jared Compton; dịch: Linh Lưu
(Nguồn: www.desiringgod.org)
bình luận