11 cách giúp thay đổi thái độ về tiền bạc

Dưỡng linh
08:55 13/01/2021

Oneway.vn - Bạn đang đấu tranh để quản lý tốt tiền bạc nhưng dường như không thể với những hành vi không lành mạnh như tiêu quá mức và tiết kiệm quá ít? 

Bạn có thể giải quyết các vấn đề tài chính qua 11 bước bằng cách nhìn xa hơn các hành vi của mình và cần sự trợ giúp từ Đức Chúa Trời.

Dưới đây là 11 bước để bạn có thể giải quyết các vấn đề tài chính của mình bằng cách thay đổi thái độ về tiền bạc:

  1. Vượt qua thái độ "Giá như tôi có nhiều tiền hơn"

Mặc dù việc muốn nhiều tiền hơn khi bạn đang gặp phải các vấn đề tài chính là điều tự nhiên, nhưng cần lưu ý, chỉ đơn giản là có được nhiều tiền sẽ không giải quyết được vấn đề của bạn. 

Bạn có thể có nhiều tiền hơn trong cuộc sống, vẫn gặp rắc rối về tài chính nếu bạn không thay đổi cách quản lý tiền. Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là bạn chọn làm gì với số tiền (bất kỳ số tiền nào) mà bạn có. Vì vậy, hãy chuyển trọng tâm của bạn từ thay đổi thu nhập sang thay đổi bản thân. Hãy cầu xin Chúa chỉ cho bạn những hành vi không lành mạnh mà bạn cần thay đổi (chẳng hạn như chi tiêu quá mức, kế hoạch, vay quá nhiều và tiết kiệm quá mức) và giúp bạn thay đổi những hành vi đó bằng cách thay đổi thái độ cơ bản này. 

Nhận trách nhiệm cá nhân về những sai lầm tài chính trong quá khứ và rút kinh nghiệm. Hãy chọn cách tha thứ cho những sai lầm của bản thân và tha thứ cho người đã mắc phải những sai lầm tài chính làm ảnh hưởng đến cuộc sống cbạn. Hãy hướng tới một tương lai tài chính ổn định hơn.

  1. Vượt qua thái độ “Tôi xứng đáng được thưởng”

Thái độ này khiến bạn mua sắm bốc đồng để tự thưởng cho mình vì đã làm việc chăm chỉ hoặc mang đến cho bản thân một số cảm xúc thỏa mãn khác, chẳng hạn như sự thoải mái hoặc giảm căng thẳng. 

Mặc dù vậy, hãy nhận ra rằng thói quen mua đồ bốc đồng sẽ lãng phí rất nhiều tiền khi các khoản chi tiêu nhỏ của bạn cộng lại thành số tiền lớn. Số tiền mà bạn đang tiêu một cách bốc đồng cho những món ăn vặt (từ thanh kẹo hoặc tách cà phê đến những bộ trang phục hoặc đồ dùng mới) có thể giúp bạn tiết kiệm để mua những món đồ ý nghĩa hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc sống của bạn. 

Dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn chi tiêu nhất và tại sao. 

Làm rõ những ước mơ và mục tiêu bạn muốn theo đuổi khi đã tiết kiệm đủ tiền cho chúng - và sau đó nhắc nhở bản thân về ước mơ và mục tiêu đó, để giúp bản thân kiềm chế chi tiêu bốc đồng và thay vào đó hãy phân bổ số tiền mà trước đây bạn đã chi tiêu một cách phù phiếm vào khoản tiết kiệm.

  1. Vượt qua thái độ "Nó sẽ không xảy ra với tôi"

Thật hấp dẫn khi không nghĩ đến các khoản chi phí khẩn cấp cho đến khi bạn phải giải quyết chúng, nhưng vì cuộc sống không thể đoán trước được, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khoản chi phí mà bạn không ngờ tới - từ sửa chữa xe hơi hoặc nhà cho đến hóa đơn viện phí cho những lần vào phòng cấp cứu. 

Thay vì nợ nần chồng chất khi các khoản chi khẩn cấp ập đến, bạn có thể quản lý tốt những khoản chi đó nếu đã tiết kiệm từ trước. Làm việc để dành ít nhất ba đến sáu tháng thu nhập vào quỹ tiết kiệm khẩn cấp. Khi làm như vậy, hãy ghi nhớ bốn ưu tiên tài chính khác nhau: hóa đơn thường xuyên (vừa cấp bách vừa quan trọng), mục tiêu (chi tiêu bạn muốn lên kế hoạch trong năm tới quan trọng nhưng không khẩn cấp, chẳng hạn như kỳ nghỉ), khấu hao (mua hàng có vẻ khẩn cấp nhưng không quan trọng), và lãng phí (các khoản chi không khẩn cấp cũng không quan trọng,chẳng hạn như tiền chi cho rượu hoặc cờ bạc). 

Dự đoán chi phí tài chính gần đúng của các khoản mua sắm quan trọng mà bạn muốn tiết kiệm, sau đó đặt mục tiêu tiết kiệm cụ thể cho từng khoản đó.

  1. Vượt qua thái độ "nghèo sang chảnh" 

Thái độ này khiến bạn mua mọi thứ cách đơn giản vì chúng sẽ khiến bạn có vẻ giàu có hơn thực tế. Cầu nguyện để bạn vượt qua những nhu cầu tâm lý có thể thúc đẩy hành vi này trong cuộc sống (từ mong muốn có thành tựu cá nhân, từ những gì bạn mua, đến cố gắng gây ấn tượng với người khác về mặt xã hội thông qua hình ảnh giàu có). 

Thực hành phát triển thái độ thỏa lòng bằng cách thường xuyên tập trung vào những khía cạnh tốt qua những gì bạn đã có và chuyển hướng suy nghĩ của bạn ra khỏi những gì bạn không có. Lờ đi quảng cáo càng nhiều càng tốt; thay vào đó, hãy phân biệt những gì bạn muốn cho bản thân, dựa trên giá trị của chính bạn.

5.Vượt qua thái độ “Tôi không đủ khả năng” 

Nếu bạn cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi tiêu tiền, mặc dù thực tế bạn thực sự có thể có được những thứ bạn đang mua, bạn có thể đang phải gồng mình với thái độ thiếu thốn quá mức này. 

Nếu tính tiết kiệm của bạn đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hoặc mối quan hệ của bạn với người khác, hãy cầu xin Chúa giúp bạn trở nên rộng lượng hơn. 

Sau đó, hãy bắt đầu thói quen ban cho nhiều hơn thông qua Hội thánh của bạn và những tổ chức từ thiện, đồng thời mua một số thứ mà bạn đặc biệt thích cho bản thân.

  1. Thay đổi độc thoại trong tâm trí

Hãy trung thực kiểm tra những suy nghĩ chạy qua tâm trí bạn về tiền bạc và thường xuyên thử thách chúng để phân biệt xem có phản ánh đúng sự thật trong Kinh thánh hay không. 

Nếu không, hãy thay thế những suy nghĩ không chính xác, không có ích về tiền bạc bằng những suy nghĩ chân chính và lành mạnh.

  1. Chịu được áp lực để đưa ra những lựa chọn khi tài chính không ổn định

Hãy cầu nguyện để có được sức mạnh ý chí mà bạn cần có để chống lại việc tiêu tiền một cách vô trách nhiệm lần nữa, và bất cứ khi nào bạn bị cám dỗ, hãy cầu xin Chúa giúp bạn trong thời điểm đó. 

Đưa ra các chiến lược để giúp bạn quản lý thành công tiền của mình, chẳng hạn như đóng mọi thẻ tín dụng trừ một thẻ tín dụng và thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt khi mua hàng. Đưa ra cam kết thay đổi lâu dài.

  1. Lập kế hoạch chi tiêu

Lập kế hoạch về cách bạn chi tiêu, cho đi và đầu tư số tiền bạn có. Điều này tương tự với ngân sách, nhưng thay vì tập trung vào các hạn chế tài chính của bạn, một kế hoạch chi tiêu tập trung vào các mục tiêu tài chính của bạn. 

Bao gồm các chi phí hàng tháng có thể dự đoán (chẳng hạn như tiền mua sắm và hóa đơn điện nước), các chi phí không thường xuyên có thể dự đoán (chẳng hạn như kỳ nghỉ và quần áo mới) và các chi phí không thể đoán trước (trường hợp khẩn cấp).

  1. Trả hết nợ

Làm việc siêng năng để trả hết các khoản nợ bằng cách tập trung vào từng khoản nợ một. 

Liệt kê các khoản nợ của bạn theo thứ tự số dư nợ (bất kể lãi suất), sau đó thực hiện theo cách của bạn qua danh sách, trả hết các khoản vay có số dư thấp nhất trước và chuyển tiếp - từng khoản một - đến các khoản nợ có số dư cao nhất cho đến khi chúng được trả hết.

  Hãy sáng tạo để giảm chi phí của bạn càng nhiều càng tốt, từ việc sử dụng phiếu giảm giá đến mua các mặt hàng khác nhau trong các mùa chúng đang giảm giá.

  1. Tự lượng giá

Theo dõi chi tiêu thường xuyên và nghiên cứu xem tiền của bạn đang đi đâu để có thể tiếp tục điều chỉnh chi tiêu và phản ánh đúng giá trị của bản thân.

Hãy bắt đầu viết nhật ký tài chính ngay hôm nay để biết bạn sẽ bắt đầu thực hiện các bước này như thế nào và ghi chép về cách bạn thực hiện! 

Đừng đánh gục bản thân khi thất bại, hãy đứng dậy và thử lại. Sự khôn ngoan về tài chính cần có thời gian để thực hành và học hỏi.

Dịch: Josie
(Nguồn:crosswalk.com )

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này