6 cách xử lý khủng hoảng với con cái tuổi dậy thì

Giáo dục
10:46 18/06/2024

Oneway.vn – Khi con gái của tôi bước vào lứa tuổi thiêu niên và sắp bước sang tuổi 20, mối quan hệ của chúng tôi đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn.

Bước vào cánh cửa đại học đã cho con bé một cảm giác về khoảng cách. Con bé nhận thức rõ ràng hơn về quá khứ của mình bao gồm cả việc tôi đã nuôi dạy con bé như thế nào. Con tôi bắt đầu nhận ra cách mà tôi làm tổn thương con, và sự tổn thương đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến con bé cùng cả những mối quan hệ của nó.

Kể từ đó tôi phát hiện ra rằng vấn đề này thường xảy ra khi trẻ em bước vào giai đoạn trưởng thành. Cho dù chúng cảm thấy an toàn với cha mẹ, thì vẫn đến lúc chúng trải qua những tổn thương. Đôi khi chúng xử sự rất bình tĩnh, nhưng đôi khi với sự tức giận. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy rất khủng khiếp, đặc biệt là đối với những người có cảm giác tội lỗi và xấu hổ chưa được giải quyết.

Các con tìm đến chúng ta và yêu cầu, nếu không phải là lời thỉnh cầu, chúng ta hãy sẵn lòng tiếp cận –  ngay cả những tổn thương của chúng. Khi phản hồi tích cực, chúng ta giúp chữa lành những mối quan hệ bị rạn nứt, mang lại sự chữa lành cho những vết thương trong tâm hồn, tăng cường các mối liên hệ ngập tràn niềm vui. Tuy nhiên khi xử sự không khéo, chúng ta làm gia tăng sự rạn nứt. Tùy vào sự tổn thương của con trẻ, chúng sẽ có xu hướng ít thể hiện bản chất thật nhất của mình, vui vẻ hay buồn chán với chúng ta.

Sau đây là 6 điều mà tôi học được từ kinh nghiệm của mình và lắng nghe ý kiến từ những người mẹ, và các thanh niên khác.

1. Kiểm tra xem con bạn có đang trong tâm thế phòng thủ

    Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe tâm thần, cơ chế phòng vệ là những cách không lành mạnh để đối phó với các tình huống, những suy nghĩ, và cảm xúc. Thật không may, chúng ta lại có xu hướng thể hiện những điều đã học này trước khi chúng ta có thể đánh giá hoàn cảnh hoặc kinh nghiệm nội tâm của mình. Điều này khiến nó trở thành thách thức để thay đổi hành vi của chúng ta.

    Khi để ý đến những phản ứng phòng thủ của con và cầu nguyện xem xét nguồn gốc của nó, chúng ta sẽ dễ dàng điều chỉnh cảm xúc trong những cuộc nói chuyện căng thẳng và không thoải mái. Chúng ta có xu hướng nói theo những gì bác sĩ trị liệu gọi“ tinh thần tự chủ” hơn là sự bất an và đau đớn. Điều này không chỉ giúp chúng ta không gia tăng xung đột, mà con cái của chúng ta cũng cảm thấy được lắng nghe và được yêu thương.


    2. Tin vào điều con trẻ muốn trong việc duy trì kết nối

      Do một số nỗi đau của tôi trong quá khứ chưa được giải quyết khiến tôi đã từ chối nỗi đau mà con gái bày tỏ. Ở tuổi trưởng thành, tôi học được rằng các mối quan hệ đã chấm dứt khi tôi không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, nhưng điều này là sai lầm. Không nhận ra điều đó, tôi đã mang những niềm tin tiềm thức này vào sự dạy dỗ con cái. Vì vậy, khi con gái kể cho tôi nghe về những lúc tôi đã không cư xử như một người mẹ mà nó cần, điều này làm dậy sóng trong tôi – nơi những nỗi đau chưa được chữa, và tôi e sợ rằng con đang đẩy tôi ra xa.

      Trong thực tế, những cuộc trò chuyện như này thường được thổ lộ theo cách ngược lại. Con bé không muốn “ít hơn”  ở tôi. Nó muốn nhiều hơn ở tôi. Con người thật của tôi. Con bé mong muốn chúng tôi xây dựng một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, không căng thẳng, bất an và hỗn loạn. Hiện tại, tôi biết ơn vì sự can đảm của con bé để nói lên sự thật trong thời điểm đó bởi vì nó khuyến khích cả hai chúng tôi lớn lên. Những cuộc thảo luận như thế đã không phá hủy hay làm hỏng mối quan hệ của chúng tôi. Thay vào đó chúng tôi đã chữa lành và cũng cố.


      3. Lắng nghe tấm lòng hơn là những lời nói

      Khi bị tổn thương hoặc buồn giận, có thể là một thách thức để chúng ta thể hiện bản thân mình một cách bình tĩnh, lô gic, mạch lạc. Chúng ta có thể không nhận ra ngay cả những cảm xúc tiềm ẩn thúc đẩy nỗi đau và sự thất vọng của chúng ta. Ví dụ khi tôi và chồng tôi mới kết hôn, anh ta vứt quần áo dơ trên sàn nhà tắm, và chén bát trong phòng khách. Nghe tôi phàn nàn, anh ấy cho rằng tôi khó chịu với sự bề bộn đó. Tôi càng tổn thương nhiều hơn. Bởi vì tôi chịu trách nhiệm duy trì ngôi nhà của mình. Tôi cảm thấy mất giá trị vì những hành động của anh ấy. Một khi anh ấy hiểu vấn đề này, anh ấy đã có thể đáp lại nỗi đau của tôi bằng sự đảm bảo và tình yêu mà tôi mong muốn.

      Sự tự chủ có thể tồn tại trong cơ thể trưởng thành, nhưng não bộ của chúng chưa phát triển hoàn toàn. Thêm vào đó, chúng không có khả năng tiết chế cảm xúc mãnh liệt trừ khi chúng ta chỉ ra cách thức và dạy chúng như vậy. Vì thế, chúng ta có thể xem căng thẳng trong các cuộc trò chuyện như là cơ hội để huấn luyện và làm gương cách đối phó lành mạnh hơn. Chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng khi một người được lắng nghe và thấu hiểu, họ càng cảm thấy an toàn và được yêu hơn. Điều này mang lại sự bình tĩnh cho nỗi lo lắng bên trong của họ.


      4. Tìm kiếm và đi theo sự chỉ dẫn của Chúa.

      Tôi đã từng đọc một hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội rằng: “nếu bạn vẫn buồn sau 24 giờ, hãy giải quyết nó”. Mặc dù tôi hiểu cảm giác không cho phép sự “tổn thương” hoặc “xúc phạm” mưng mủ, nhưng chúng ta thường để những điều đó len lỏi vào trong các mối quan hệ của chúng ta. Trong trường hợp của tôi, Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều điều trong tôi trước khi tôi nhận ra nan đề giữa tôi và con gái mình đủ rõ ràng để bước vào các cuộc thảo luận khó khăn.

      Tôi đã không nhận ra rằng trải nghiệm quá khứ đã ảnh hưởng đến quan điểm hiện tại của tôi. Nhưng Chúa biết. Ngài thấy chiều sâu của hai tấm lòng chúng ta – tổn thương và những bất an của chúng ta – và cách thức, nơi chúng ta cần tăng trưởng và biến đổi nhất.

      Thường khi tôi cầu nguyện kêu xin Ngài chữa lành mối liên hệ của chúng tôi, Ngài đã chuyển sự tập trung của tôi sang bản thân tôi và những gì Ngài muốn làm trên tôi. Ngài thường xuyên nhắc nhở tôi không chỉ tập trung vào kết quả mong muốn mà chỉ đơn giản là tập trung vào bước tiếp theo của tôi.

      Vào thời điểm nào đó, tôi cảm nhận rằng Ngài mang tôi đến một nơi, nơi mà tôi sẽ ổn, bất kể người khác có phản ứng hay đối xử với tôi thế nào đi chăng nữa.

      Hay nói cách khác, Ngài đang hướng dẫn tôi để gia tăng sự trọn vẹn, yêu thương người khác một cách tự nhiên và chân thành. Việc đầu phục Chúa trong khoảng thời gian đó rất đau đớn và đáng sợ, đặc biệt là khi Ngài đã không ban cho tôi bất kỳ sự đảm bảo. Nhưng bây giờ tôi nhận ra được sự thành tín của Ngài, và sự khôn ngoan hoàn hảo của Ngài trong từng phút từng giây, bao gồm cả những thách thức lớn nhất.


      5. Nhận sự giúp đỡ.

      Maya Angelow có nói rằng: “ Hãy làm điều tốt nhất bạn có thể cho đến khi bạn biết được điều nào đó tốt hơn”. Khi tôi nhận được lời an ủi tuyệt vời từ lời nói của con bé, tôi vẫn mang trong lòng rất nhiều hối tiếc vì những nỗi đau mà do sự thiếu hiểu biết của tôi đã gây ra. Mượn từ một điều gì đó mà cố vấn và tác giả Gina Berkemeier từng viết, tôi thường nói với con gái mình rằng “Tôi ước rằng mình nhận được sự giúp đỡ sớm hơn”, “tôi ước tôi có thể nhận thức rõ hơn về mô hình thế hệ và những vết thương đã trải qua khi tôi còn là một đứa trẻ – điều đã ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con của mình như thế nào”.

      Tôi ước mình đã làm việc chăm chỉ và nhận sự giúp đỡ chuyên nghiệp để trở thành phiên bản khỏe mạnh và tự tin nhất có thể của bản thân trước khi trở thành mẹ. Tôi vô cùng biết ơn những gì mà Chúa đã mang đến cho tôi, con gái tôi và các mối quan hệ của chúng tôi – bây giờ.  Tôi sẽ không tự mình đến nơi này. Tôi cần một người yêu mến Chúa và có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục mà tôi thiếu.


      6. Sự kiên trì

      Tôi biết các bậc cha mẹ những người đang đấu tranh trong các mối quan hệ với con cái ở tuổi dậy thì, và chiến đấu với sự chán nản, mệt mỏi. Bạn lo sợ Chúa có thể không bao giờ chữa lành mối quan hệ này, thậm chí còn buồn hơn là những người đã từ bỏ sau vài năm cố gắng!?

      Tôi không nói điều đó với sự phán xét vì tôi hiểu mong muốn tự nhiên là rút lui để tự bảo vệ. Nhưng tôi cũng là đứa con trưởng thành của cha mẹ, và tôi cũng đang làm mẹ. Tôi không bao giờ muốn con gái tôi cảm thấy bị từ chối như vậy. Tôi xác định phải chiến đấu vì con của mình, ngay cả việc nếu con bé có liên tục đẩy tôi ra xa.

      Cảm ơn Chúa, con bé là một người phụ nữ tha thứ của Chúa, người đã kiên trì mang lại sức khỏe gia tăng cho kết nối của chúng tôi. Nhưng tôi hy vọng nếu con bé có phản ứng khác đi, tôi sẽ vẫn làm tất cả những gì tôi có thể để đảm bảo con bé biết rằng tôi luôn cố gắng để trở thành người không ngừng lắng nghe và bảo vệ chúng.

      Bài: Jennifer Slattery; dịch: Dịu Hạnh
      (Nguồn: crosswalk.com)

      bình luận

      Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này