Đã bao giờ bạn tự hỏi: cầu nguyện như thế nào mới là đúng cách? Đôi khi, chúng ta quá chú trọng vào hình thức bên ngoài của việc cầu nguyện: tư thế đứng hay ngồi sao cho nghiêm trang, lời nguyện phải được diễn đạt như thế nào cho tôn kính và sâu sắc… Nhưng liệu đó có phải là điều Chúa mong đợi từ chúng ta? Điều quan trọng không phải hình thức mà điều quan trọng là sự chân thành, trình dâng lên Ngài từng tâm tư, từng khát khao sâu kín nhất trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Hôm nay, ngày 21/07/2024, chương trình Tĩnh Nguyện Hằng Ngày thân mời quý thính giả cùng suy gẫm Lời Chúa với tác giả Vernell Windsor qua chủ đề TINH THẦN CẦU NGUYỆN ĐẸP LÒNG CHÚA.
“Trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đi lên núi để cầu nguyện; Ngài thức thâu đêm cầu nguyện với Đức Chúa Trời.” (Lu-ca 6:12)
Bạn có bao giờ chú ý rằng mỗi tín đồ có những cách cầu nguyện khác nhau không? Đứng, quỳ gối, hay ngồi trên băng ghế – liệu tư thế có làm thay đổi bản chất của lời cầu nguyện không? Khi cầu nguyện thì nên giơ tay lên hay nên khoanh tay lại? Có nhất thiết phải kết thúc lời cầu nguyện bằng câu “nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ” không? Chúng ta nên cầu nguyện thầm trong lòng hay tuyên xưng rõ ràng thành tiếng? Và rốt cuộc, cầu nguyện có thật sự phức tạp như vậy không?
Thật ra, việc cầu nguyện giản đơn hơn thế. Cầu nguyện không phải là một nghi lễ cứng nhắc, mà là khoảnh khắc để tương giao và gặp gỡ Chúa của chúng ta. Kinh Thánh chứa đầy những tấm gương cầu nguyện tuyệt vời, cả về cá nhân lẫn cộng đồng. Trong bài giảng trên núi, ở Ma-thi-ơ 6:9-13, Chúa Jêsus dạy về bài cầu nguyện mẫu (thường được gọi là Bài Cầu Nguyện Chung).
Sứ đồ Phao-lô cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan thuộc linh cho các tín hữu ở Ê-phê-sô (Ê-phê-sô 1:15-23).
Bà An-ne vào trong đền thờ, xin Chúa ban cho bà một đứa con trai, trong khi thầy tế lễ thượng phẩm nghĩ rằng bà đang say rượu (1 Sa-mu-ên 1:9-18).
Ngoài ra, còn rất nhiều lời cầu nguyện trong Thi Thiên (như Thi Thiên 23:1-6 và Thi Thiên 91:1-16). Hội Thánh đầu tiên cũng cầu nguyện cho sứ đồ Phi-e-rơ khi ông bị giam trong ngục, và một thiên sứ của Đức Chúa Trời đã giải thoát ông cách diệu kỳ (Công Vụ Các Sứ Đồ 12:5-17).
Ôi, lời cầu nguyện thật năng quyền biết bao!
Tôi vẫn nhớ rõ, trong khoảnh khắc hỗn loạn khi bị tai nạn giao thông, tôi đã kêu cầu danh Cứu Chúa Jêsus – tôi thật sự đã kêu to danh Ngài. Không chần chừ, không nghi ngờ, lời cầu nguyện của tôi chỉ ngắn gọn một từ duy nhất. Trong giây phút ấy, thời gian như ngưng đọng, và tôi được bình an trong tay Ngài.
Lần khác, khi tôi đến thăm một tín hữu bị bệnh nan y, người ấy mong muốn được tôi cầu thay. Tôi đã tiến vào không gian thờ phượng đầy thiêng liêng ấy một cách nhẹ nhàng, cùng với người bệnh và vợ của anh ấy. Chúng tôi không cần bất kỳ “công thức” nào cho lời cầu nguyện của mình, chỉ cần một tấm lòng chân thành để phó thác mọi điều lên cho Chúa.
Cứu Chúa Jêsus luôn là tấm gương sáng minh chứng cho tầm quan trọng của lời cầu nguyện. Ngài thường xuyên tách mình ra khỏi đám đông, tìm đến những nơi yên tĩnh để có thể một mình nguyện cầu với Cha trên trời.
“Trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đi lên núi để cầu nguyện; Ngài thức thâu đêm cầu nguyện với Đức Chúa Trời.” (Lu-ca 6:12)
Cùng một Đức Thánh Linh đã giáng trên Đức Chúa Jêsus trên ngọn núi đó cũng luôn sẵn sàng để ngự vào lòng mỗi chúng ta!
Trong những giờ khắc thử thách và thống khổ nhất nơi Vườn Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Jêsus đã dâng lời cầu nguyện đầy đau đớn lên Cha Ngài (Mác 14:32-39), (Ma-thi-ơ 26:36-44); và ngay cả khi bị treo trên thập tự giá, Ngài vẫn không ngừng cầu nguyện (Lu-ca 23:34-46).
Chúng ta có thể kêu cầu Chúa bất cứ khi nào, dù lúc vui hay khi buồn. Chúa luôn mong chờ để lắng nghe những tâm tư tình cảm của chúng ta, dù chúng ta bày tỏ chúng theo cách nào đi nữa. Những nhà lãnh đạo vĩ đại trong Kinh Thánh – Môi-se, Giô-suê, Vua Đa-vít, Đê-bô-ra, và các nhà tiên tri – đã để lại cho chúng ta di sản của lời cầu nguyện. Và giờ đây, chúng ta được mời gọi để nối bước họ.
Hãy để sự cầu nguyện trở thành một cam kết trong cuộc sống của chúng ta. Hãy dành thời gian yên tĩnh để tương giao với Chúa. Hãy dùng những cách mà bạn thấy hữu ích để nhắc nhở bản thân, và giữ vững cam kết cầu nguyện của mình. Và bạn có thể tin chắc rằng, Chúa luôn chờ đợi để lắng nghe bạn.
Cầu nguyện: Cảm tạ Chúa vì Ngài luôn sẵn sàng lắng nghe mọi lời kêu cầu của chúng con. Hôm nay con nhận ra rằng Ngài không cần những lời lẽ hoa mỹ hay những hình thức phức tạp; mà chỉ cần chúng con dâng lên Ngài tấm lòng thành kính và niềm tin vững vàng. Chúng con nguyện đến với Ngài bằng tấm lòng chân thành, biết ơn, và cam kết cầu nguyện với Ngài không thôi. Con thành kính cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus Christ, A-men.
Quý thính giả thân mến, lời cầu nguyện không đòi hỏi những ngôn từ cầu kỳ hay những nghi thức phức tạp; đó là tiếng lòng của chúng ta trình dâng lên Chúa. Dù trong niềm vui hay nỗi buồn, dù chỉ là những lời giản đơn hay những tâm tình sâu sắc, Chúa luôn lắng nghe chúng ta. Hãy nhớ rằng, dù bạn là ai, chỉ cần bạn mở lòng mình và cầu nguyện, Chúa sẽ luôn ở đó, chờ đợi để lắng nghe bạn. Từ hôm nay, bạn sẽ cam kết dành thời gian cầu nguyện và chuyện trò với Chúa như thế nào?
Mọi thắc mắc, góp ý hoặc dự phần dâng hiến cùng chương trình, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Email: [email protected]
- Inbox: m.me/www.oneway.vn
- Hotline: 0896 164 199
Chúc quý vị một ngày tốt lành. Thân chào và hẹn gặp lại quý vị vào chương trình ngày mai.
CHƯƠNG TRÌNH RADIO
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
- Đọc sách cùng bạn
- Chỉ bởi đức tin
- Lời sống hằng ngày
- Chúc bé ngủ ngon
- Truyện kể cuối tuần
- Cảm nhận âm nhạc
- Sắc màu thánh nhạc
- Sống khỏe mỗi ngày
- Niềm Tin Và Cuộc Sống
- Bài Hát Yêu Thích
- Bài Hát Theo Yêu Cầu
- Tư Vấn 247
- Câu Chuyện Phúc Âm
- Giới Thiệu Album
- Top Christian Songs
- Sau Giờ Làm
- Cuộc sống Mến Yêu
- Lời yêu thương
- Tĩnh Nguyện Mùa Thi
- Sống Theo Đúng Mục Đích
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng Hoa)
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng H’Mông)
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng K'Ho)
- Tĩnh Nguyện Hằng Ngày (Tiếng Jarai)
RADIO MỚI NHẤT
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày
bình luận