Bạn đã bao giờ đọc những đoạn Kinh Thánh và tự hỏi nội dung này có liên quan gì đến mình đâu? Tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy? Làm thế nào để đọc Kinh Thánh và nhận được những sự dạy dỗ, áp dụng cho hoàn cảnh hiện tại? Chương trình hôm nay xin gửi đến bạn một số suy tư về việc đọc Kinh Thánh của chính tác giả.

Tôi tin chắc rằng Đấng đã bắt đầu làm việc lành trong anh em sẽ làm trọn việc ấy cho đến ngày của Đấng Christ Jêsus.” (Phi-líp 1:6)

Theo lịch đọc Kinh Thánh của mình, tôi đã đọc và suy ngẫm Giê-rê-mi 18-19. Vừa đọc, tôi vừa thầm nghĩ những gì nhà tiên nói với một quốc gia nổi loạn cách đây hàng nghìn năm dường như chẳng liên quan gì đến cuộc sống thường ngày trong thế kỷ 21 này. Tôi tin rằng Kinh Thánh là quyển sách có giá trị thay đổi cuộc đời. Vì vậy tôi cảm thấy vô cùng áy náy vì mình đã không thực sự để tâm đến một số phần Kinh Thánh.

Có một số yếu tố dẫn đến sự phản ứng như vậy của tôi. Đầu tiên là những suy nghĩ phân tâm. Chúng chiếm lấy tâm trí tôi, không để cho tôi thật sự tự do gần gũi với Kinh Thánh. Trong một số trường hợp đó là do các phân đoạn quá quen thuộc nên tôi tự chuyển sang “chế độ xem lại”. Những lần khác, một phần Kinh Thánh quá ngắn mà tôi đọc trước khi đi ngủ không có đầy đủ dữ kiện để có thể nhận được những ý nghĩa sâu sắc.

Tuy nhiên, “Tôi tin chắc rằng Đấng đã bắt đầu làm việc lành trong anh em sẽ làm trọn việc ấy cho đến ngày của Đấng Christ Jêsus.” (Phi-líp 1:6)

Năm 2011, tôi dự phần trong việc cố vấn cho một số bạn trẻ. Trong suốt quá trình huấn luyện, những diễn giả đầy ơn nói với tôi rằng việc tâm vấn sẽ giúp nâng cao khả năng hiểu Kinh thánh của tôi. Và thật đúng như vậy.

Vài năm nay, tôi tham gia viết bài dưỡng linh, tĩnh nguyện cho CBN. Ban đầu, tôi chia sẻ những câu chuyện từ những cuộc phiêu lưu trên xe đạp của vợ chồng chúng tôi và lồng ghép vào đó những bài học từ Kinh Thánh.

Tuy nhiên, năm nay, tôi được thách thức làm ngược lại quy trình, tức là bắt đầu với phần Kinh Thánh hàng ngày theo lịch cố định của CBN, sau đó mới liên hệ đến những kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc sống của mình. Mục tiêu là mỗi tháng tôi sẽ có một bài viết. Vì vậy tôi bắt đầu đọc trước phần Kinh Thánh cho ngày 29 hàng tháng.

Lúc đầu, những câu chuyện áp dụng cứ tự nhiên hiện lên trong tâm trí tôi. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, dường như chúng biến đi đâu hết cả. Chẳng hạn mới tháng trước, tôi suy nghĩ mãi vẫn không tìm ra được một câu chuyện để liên hệ phần Kinh Thánh với cuộc sống thực tế. Cảm ơn Chúa là sau khi tham dự một sự kiện thì cuối cùng câu chuyện này cũng đã xuất hiện.

Dần dần tôi nhận ra rằng mình học được những bài học quý báu khi suy ngẫm một phần Kinh Thánh cụ thể. Tôi chưa thấu hiểu hết ý nghĩa của phần Kinh Thánh đó cho đến khi tôi cầu xin Chúa bày tỏ điều Ngài muốn dạy tôi trong ngày hôm đó. Động cơ ô tô sẽ khởi động khi tia lửa bắn ra giống như việc tia sét từ trên cao bắn xuống đất. Đó là cách mà Chúa bày tỏ sự mặc khải của Ngài để đem đến những bài học thực tiễn từ các câu chữ được viết cách đây hàng ngàn năm.

Sau một vài tuần đọc và suy ngẫm Giê-rê-mi 18-19, tôi vẫn không tìm được câu chuyện nào của mình để liên hệ đến bài học về người thợ gốm và đất sét mà Chúa dùng để nói về một dân tộc đang đánh mất đời sống tâm linh. Tuy nhiên, khi đối chiếu phần Kinh Thánh này với một phần tương đương trong Tân Ước, tôi nhận thấy một sứ điệp rất thú vị:

“Con hãy biết rằng trong những ngày cuối cùng, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta sẽ trở nên vị kỷ, tham tiền, khoe khoang, kiêu ngạo, lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, bạc bẽo, bất khiết, không có tình người, bất nhân, vu khống, ngông cuồng, dữ tợn, ghét điều lành, bội bạc, nông nổi, tự phụ, ham thích lạc thú hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, giữ hình thức tin kính, nhưng chối bỏ quyền năng của sự tin kính đó.” (2 Ti-mô-thê 3:1-5a).

Những điều này nghe quen thuộc quá phải không? Ngay cả một người không tin Chúa cũng có thể nhận ra những hành vi này trong thế giới ngày nay. Trong Giê-rê-mi 18:7-10, Đức Chúa Trời nói Ngài sẽ thay đổi ý định về việc hủy diệt một quốc gia trong tình trạng suy đồi đạo đức nếu quốc gia đó ăn năn tội lỗi của mình. Ngược lại, Ngài sẽ giữ lại các phước lành khi quốc gia đó trở nên suy đồi.

Những lời cảnh báo ở khắp mọi nơi. Chúng ta không cần phải đập vỡ chiếc bình trước mặt để cảnh báo dân sự như Lời Chúa trong Giê-rê-mi 19:10-11 ký thuật. Nhưng chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi bằng cách thực hiện những gì mà Chúa truyền cho chúng ta, trước nhất là thái độ của chúng ta với các luật lệ của Ngài.

Sự phục hưng sẽ bùng nổ khi Đức Thánh Linh khơi lên ngọn lửa Phúc m trong tâm hồn mỗi người. Và Kinh Thánh chính là chất xúc tác mà Đức Thánh Linh dùng để vực bạn dậy. Vì vậy, hãy đọc, học, suy ngẫm và làm theo Lời Ngài. Cũng hãy giúp người khác biết đến Lời Chúa. Chúa sẽ thay đổi tấm lòng tội lỗi của bạn. Và thậm chí Chúa cũng có thể thay đổi ý định của Ngài và sẽ không giáng tai họa xuống những con người biết ăn năn và trở lại cùng Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con yêu mến Lời Ngài, trung tín đọc, học, suy ngẫm và làm theo Lời Chúa mỗi ngày. Con cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu Christ. A-men.

Kính thưa quý thính giả, việc đọc và suy ngẫm Kinh Thánh là một kỷ luật thuộc linh, đòi hỏi bạn phải kiên trì, trung tín và cam kết mỗi ngày. Hãy cầu xin Chúa thêm sức để bạn gìn giữ sự cam kết này, học Lời Chúa mỗi ngày để kinh nghiệm sự biến đổi của Chúa, không chỉ trong tấm lòng mà còn trong chính đời sống và tương lai bạn.

Oneway Radio rất vui khi nhận được rất nhiều những lời chứng về đời sống được biến đổi qua chương trình TNHN. Chúng tôi cũng được khích lệ từ những khoản dâng hiến của bạn gửi cho chương trình, để giúp cho Lời Chúa càng được chia sẻ lan rộng hơn. Nếu bạn muốn được tư vấn về niềm tin, hoặc dự phần trong sự dâng hiến với chương trình, xin hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng cách để lại bình luận trực tiếp trên YouTube, Facebook, nhắn tin trên Zalo, Viber qua số điện thoại: 0898 189 819

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này