Đừng xấu hổ khi chia sẻ Tin Tốt

Dưỡng linh
10:20 01/04/2020

Oneway.vn - “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp.” (Rô-ma 1:16)

Bạn có gặp khó khăn khi chia sẻ về Phúc âm của Chúa Jêsus? Có sự sợ hãi, giễu cợt nào cản trở bạn chia sẻ Phúc âm? Có thể bạn không chia sẻ vì bạn nghĩ rằng chỉ có mục sư hay nhà truyền giáo như Billy Graham mới có thể thành công trong trách nhiệm nói với người khác về tin tức tốt lành này. Tuy nhiên, bạn không một mình.

Đức Chúa Trời không kiếm tìm những người phi thường để sai đi rao báo Phúc âm của Ngài. Sau khi cha mình qua đời, nhà truyền giáo Anne Graham Lotz đã mô tả Mục sư giáo sĩ Billy Graham: “Khi nghĩ về cha, tôi không nghĩ đến Billy Graham, một người của công chúng nhưng đó là một người cha kính yêu của tôi. Một nông dân chất phát, yêu quý những chú cún và mèo. Với trang phục là những chiếc quần jean đã cũ, những chiếc áo len rộng và đội mũ bóng chày, thích cà phê ấm, trà đá ngọt, một muỗng kem và một cái hamburger của hãng McDonald’s.”

Thêm vào đó, nữ giáo sĩ cho biết “Đức Chúa Trời không tìm kiếm những người phi thường. Ngài đã có một người phi thường là Chúa Jêsus. Vậy nên, Ngài chỉ tìm kiếm những người bình thường, người hết lòng trung tín bước theo dấu chân của Đấng phi thường và làm những việc phi thường cho Chúa. Chính là bạn và tôi!

Tấm lòng không chuyển lay

Nếu nói đến ai đó có một tấm lòng trung kiên, chẳng đổi dời, chúng ta không thể không sứ đồ Phao-lô, một người phi thường trong sứ mạng Chúa giao. Bất cứ nơi nào ông đến, ông đều rao giảng về Đấng Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá, dẫu đó là các thầy thông giáo Pha-ri-si hay những triết gia thành A-thên, vì lẽ đó mà nhiều người cho rằng Phao-lô bị mất trí và điên rồ.

Còn bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bị đám đông cho là điên dại? Ngay cả đối với một học giả nổi tiếng và là người khôn ngoan như Phao-lô, tôi cũng chắc rằng đã không ít lần tổn thương. Phao-lô hiểu thấu được lẽ thật của Phúc âm và phản ứng của dân chúng cũng chẳng thể cản bước ông.

Phao-lô đã gạt bỏ tổn thương sang một bên và sẵn lòng bị xem như kẻ rồ dại vì niềm tin nơi Chúa, cũng như tất cả vì lợi ích của Đấng Christ. Cũng vậy, thậm chí hôm nay chúng ta bị xem là lố bịch và bị chế giễu khi chia sẻ Phúc âm. Tuy nhiên, đó không phải là phần thuộc về chúng ta và sứ đồ Phao-lô hoàn toàn hiểu điều đó.

Đó không phải phần của chúng ta

Đôi khi thật khó để gạt bỏ tổn thương khi chúng ta chia sẻ Lẽ thật và bị từ chối.

17 năm trước, tôi đã gặp phải tình huống ấy và tổn thương khi bị một người thân gạt bỏ. Kể từ đó, tôi đã học được rằng đó không phải phần về tôi nhưng là những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi.

Việc học cách để ánh sáng của Chúa soi sáng đã giúp tôi mở ra nhiều cánh cửa và cơ hội chia sẻ niềm tin. Nhưng mãi cho đến khi tôi có thể giải quyết những tội lỗi, thất bại của chính mình và để Chúa Jêsus giải phóng chúng khỏi tôi, tôi đã sợ chia sẻ câu chuyện của mình, như ai đó nói rằng: “câu chuyện của bạn là chìa khoá có thể giải phóng nhiều cuộc đời bị cầm tù.”

Cho đến khi buông bỏ sự xấu hổ thì chúng ta mới không bị cầm tù do chính chúng ta tạo ra. Khi tìm kiếm sự tự do qua mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài sẽ ban cho chúng ta sự tự do. Thoát khỏi những bức tường tù đày không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà còn giúp người khác khám phá về Chúa Jêsus.

Chia sẻ về Chúa Jêsus trong cuộc sống hằng ngày

Học cách tận dụng những cơ hội giúp chúng ta chia sẻ về niềm tin mình. Đức Chúa Trời sẽ mở những cánh cửa cơ hội đó chỉ khi chúng ta cầu xin Ngài.

Thiết lập sự kết nối với người khác tại cửa hàng bách hoá, phòng tập thể dục hay bất cứ nơi đâu cũng đều thuận tiện nếu chúng ta mở mắt và tai mình. Khi cơ hội đến, dựa vào những gì người khác nói và những gì tôi quan sát, tôi liền chớp lấy cơ hội để chia sẻ về câu chuyện của mình. Chẳng hạn, khi đang chờ để thanh toán, người thu ngân hay ai khác trong hàng có thể bày tỏ ý kiến hay bình luận về món hàng của tôi hoặc bình luận về thời tiết. Thường thì tôi có thể tìm thấy một lối chen vào giai thoại về những gì Chúa Jêsus đã và đang làm trong đời sống tôi.

Đó là những cơ hội thường dễ nắm bắt nhưng không phải lúc nào cũng mở ra được, Thậm chí nếu người tôi nói chuyện ấy là một tín hữu thì tôi biết rằng những người gần đó có thể nghe được cuộc trò chuyện ấy.

Đức Chúa Trời sử dụng những điều bình thường để làm điều phi thường

Đức Chúa Trời sử dụng những điều bình thường và những con người bình thường như chúng ta để nói về Chúa Jêsus cho người khác. Khả năng sẽ vô tận nếu chúng ta vâng theo sự dẫn dắt của Ngài. Nhà văn/ Giám đốc Jamie Paolinetti đã nói, “Giới hạn chỉ tồn tại trong tâm trí chúng ta. Nhưng nếu chúng ta sử dụng trí tưởng tượng của mình thì khả năng trở nên vô hạn.”

Chúng ta không phải xấu hổ hay sợ hãi khi chia sẻ niềm tin. Cũng như sứ đồ Phao-lô, chúng ta thật phi thường trong sứ mạng đem người chưa tin về với Đấng Christ.

Lời Chúa trong I Phi-e-rơ 3:15 nhắc nhở chúng ta rằng “luôn luôn sẵn sàng để trả lời những kẻ chất vấn về niềm hy vọng trong an hem, nhưng phải ôn tồn và trân trọng.”    


Bài: Carol Round; Dịch: Sophie

(Nguồn: assistnews.net)  

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này