9 ân tứ được ban cho bởi Đức Thánh Linh (P.2)

Dưỡng linh
02:32 07/05/2024

Oneway.vn – Những ân tứ của Đức Thánh Linh được ban không phải vì lợi ích tín hữu mà vì ích lợi cho Thân Đấng Christ. Đó là làm cho Thân được trọn vẹn.

Những ân tứ này nhằm mục đích gây dựng Hội Thánh Chúa, củng cố, nuôi dưỡng, khích lệ, khuyến khích và để Thân Đấng Christ được trao quyền thực hiện công tác Nhà Ngài. Ân tứ Thánh Linh được bày tỏ để tán tụng danh của Đức Chúa Trời, làm chứng về quyền năng Ngài, xây dựng thân thể và làm lớn mạnh hơn Thân Đấng Christ, bày tỏ Phúc Âm của Chúa Jêsus Christ với những người hư mất.

 I Cô-rinh-tô đoạn 12 bắt đầu bằng việc Phao-lô nói với Hội Thánh Cô-rinh-tô, và phần lớn là nói với tất cả tín hữu trong Hội Thánh ngày nay. Phao-lô muốn làm cho những ân tứ này trở nên rõ ràng hơn đối với chúng ta, vì thế chúng ta sẽ trông cậy vào Lời của Đức Chúa Trời soi dẫn để bày tỏ chúng cho chúng ta (câu 1).

Phao-lô nói rằng: “Có nhiều ân tứ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa Thánh Linh” (câu 4). “Ân tứ thuộc linh được biểu lộ nơi mỗi người một khác vì lợi ích chung” (Câu 7).

Xem: 9 ân tứ được ban cho bởi Đức Thánh Linh (P.1)

Ân tứ nói tiên tri

Ân tứ tiếp theo chính là ơn nói tiên tri (câu 10). Lời tiên tri có nhiều cách giải thích nghĩa khác nhau và rõ ràng trong bối cảnh này, Hội Thánh Chúa tại Cô-rinh-tô, lời tiên tri chính là ân điển giảng dạy và/hoặc là lời nói.

Theo nghĩa đen ở đây là “nói trước mọi người” hay “nói trước” Lời của Đức Chúa Trời.

Ân tứ này gắn liền với những người làm công tác dạy dỗ hoặc mục sư, vì Ngài sẽ không ban tặng cho ai đó trong Hội thánh cách giảng dạy hoặc truyền giảng mà không có khả năng làm việc đó. Điều đó cũng không có nghĩa rằng họ biết được tương lai hay biết được điều gì sẽ xảy ra, vì chỉ có duy Chúa – Đấng hằng sống biết rõ tương lai.

Ân tứ sự thông sáng

Ân tứ “phân biệt được các thần” là ân tứ của sự thông sáng. Điều này có thể giúp chúng ta phân biệt được chân lý Thánh Kinh và áp dụng cho Hội Thánh Chúa. Đây cũng có thể thấy được rằng ai đó có thực sự nghiêm túc và chân thành hay không, hoặc là họ đang có một chương trình nghị sự khác.

Phi-e-rơ đã trình bày nó trong sách Công-vụ đoạn 5 khi A-na-nia cùng với vợ là Sa-phi-ra bán một mảnh đất và giữ lại một phần tiền, phần còn lạ đem đặt dưới chân các sứ đồ nhưng lại nói dối với họ rằng đã dâng hết cho Hội Thánh (Công-vụ các Sứ-đồ 5:1-10). Những người có ân tứ thông sáng hoặc “phân biệt được các thần” có thể có biết được Hội Thánh nên hay không nên làm những công việc cụ thể.

Ân tứ nói tiếng lạ

Ân tứ tiếp theo là khả năng nói các thứ tiếng khác nhau (câu 10).

Đây là một trong những ân tứ gây tranh cãi nhất và bị hiểu sai nhiều nhất. Khi sự tuôn tràn ban đầu của Đức Thánh Linh, có nhiều người nói tiếng lạ. Phao-lô viết về tiếng lạ trong I Cô-rinh-tô đoạn 12 đến đoạn 14, nhưng ông đã trách mắng người Cô-rinh-tô lạm dụng ân tứ này.

Thật khó để thoát khỏi phân đoạn Kinh Thánh ở đây với khẳng định rằng tiếng lạ là điều cần tìm kiếm hay không, vì như Phao-lô khẳng định trong I Cô-rinh-tô 13 tiếng lạ chỉ đem đến sự gây dựng cho Hội Thánh nếu người nghe hiểu và phải có trật tự, nếu nói mà không có người thông dịch thì nên yên lặng (I Cô-rinh-tô 14:27-18). Và rằng, “Trong Hội Thánh, tôi thà nói năm lời bằng tâm trí để dạy dỗ người khác, hơn là cả vạn lời bằng tiếng lạ” (I Cô-rinh-tô 14:19).

Tất cả những gì bạn cần làm là quay lại đọc sách Công-vụ 2:4: “Tất cả đều đầy dẫy Chúa Thánh Linh, và bắt đầu nói ngôn ngữ do Chúa Thánh Linh ban cho”. Theo nghĩa đen trong tiếng Hy Lạp là “glossa” và có nghĩa là tiếng lạ. Chính từ “glossa” (ngôn ngữ) này được sử dụng lại trong sách Công-vụ 2:11. Điều này có nghĩa đây là một ngôn ngữ đã biết chứ không phải là ngôn ngữ chưa biết.

Khi đó nói rằng (trong Công-vụ 2:5-11) có vài người không tin có mặt tại Lễ Ngũ Tuần và đang nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời bằng phương ngữ hoặc ngôn ngữ “dialektos” của riêng họ: “5Bấy giờ có những người Do Thái sùng đạo từ các dân trong thiên hạ về, đang lưu trú tại Giê-ru-sa-lem. 6Khi nghe tiếng ấy, dân chúng kéo đến và sửng sốt vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng bản xứ của mình. 7Họ rất ngạc nhiên và hỏi nhau: “Tất cả những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê sao? 8Vậy sao mỗi người chúng ta đều nghe họ nói tiếng bản xứ của mình? 9Nào người Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, kẻ ở tại Mê-sô-pô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-pa-đốc, Pông, A-si-a, 10Phi-ri-gi, Pam-phi-ly, Ai Cập, các vùng thuộc Li-by gần Sy-ren; nào du khách từ Rô-ma đến, 11cả người Do Thái hoặc người theo đạo Do Thái, người Cơ-rết và Ả-rập nữa, chúng ta đều nghe họ dùng ngôn ngữ chúng ta mà nói về những việc quyền năng của Đức Chúa Trời”.

Như vậy, có những người không tin Chúa xuất hiện tại Lễ Ngũ Tuần để nghe thông điệp của Chúa Cứu Thế bằng ngôn ngữ của họ và ngôn ngữ địa phương của họ, chứ không phải những lời vô nghĩa lòng vòng.

Ân tứ thông giải các thứ tiếng

Ân tứ tiếp theo mà Phao-lô đề cập đến chính là thông dịch các tiếng lạ (câu 10). Ân tứ này thì những người đó có thể thông dịch một ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ khác. Tôi là người song ngữ và tôi có thể nói được tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha nhưng tôi sẽ không nói rằng tôi có năng khiếu này. Một số người có năng khiếu bẩm sinh hoặc họ có khả năng học ngoại ngữ. Điều đó cho thấy không hề tự nhiên và cũng không hề dễ dàng gì với bản thân tôi. Đối với một vài người thì điều đó thật dễ dàng, khi họ có thể nhận lãnh ân tứ này.

Nếu có ai đó có thể nói tiếng lạ trong Nhà thờ, thì nhất định cần phải có người thông dịch hoặc là họ sẽ chỉ im lặng và không có nhiều hơn một người có thể nói tiếng lạ, vì mỗi lần chỉ có một thông dịch viên có thể thông dịch được, nếu nhiều người nói tiếng lạ cùng một thời điểm, thì sẽ có sự nhầm lẫn và Chúa không phải là lý do của sự hỗn loạn, Ngài chính là Đức Chúa Trời của trật tự (I Cô-rinh-tô 14:33).

Hội Thánh sẽ không được gây dựng nếu có nhiều người nói tiếng lạ cùng một thời điểm và không có ai thông dịch. Tiếng lạ là dấu hiệu cho những người không tin Chúa chứ không phải cho Hội Thánh. Phao-lô viết: “Trong luật-pháp có chép rằng: Chúa phán: Ta sẽ nhờ những người nói tiếng lạ, và môi miệng người ngoại-quốc mà phán cho dân nầy; dầu vậy, họ cũng chẳng nghe ta. Thế thì, các thứ tiếng là một dấu, chẳng cho người tin Chúa, song cho người chẳng tin; còn như lời tiên-tri là một dấu, chẳng phải cho người không tin, song cho người tin Chúa”. (1 Cô-rinh-tô 14: 21-22).

Phao-lô trích dẫn lời tiên tri Ê-sai 28:11-12: “Vậy nên Đức Giê-hô-va sẽ dùng môi lạ lưỡi khác mà phán cùng dân nầy. Ngài đã phán cùng nó rằng: Đây là nơi yên-nghỉ; hãy để kẻ mệt-nhọc được yên-nghỉ. Nầy là lúc mát-mẻ cho các ngươi. Thế mà họ chẳng chịu nghe”. Điều này cho thấy rõ ràng rằng ân tứ nói tiếng lạ (tiếng Hy Lạp nghĩa là các ngôn ngữ) và cách giải thích chúng là khả năng biết một ngôn ngữ để làm chứng cho những người ngoại đạo.

Phao-lô muốn làm rõ rằng chúng ta chúng ta không nên đặt ân tứ này quan trọng hơn ân tứ khác nhưng cần phải quý trọng từng ân tứ và cần thiết cho sự trọn vẹn Thân Thể của Đấng Christ như Phao-lô nói trong I Cô-rinh-tô 12:12-23, “Nếu chân nói: ‘Bởi vì tôi Tôi không phải là một bàn tay, tôi không thuộc về cơ thể’, nó sẽ không phải là lý do đó mà không phải là một phần của cơ thể. Và nếu tai nói: “Bởi vì tôi không phải là mắt nên tôi không thuộc về thân,” không phải vì lý do đó mà nó ngừng là một phần của thân. Nếu toàn thân là mắt thì thính giác sẽ ở đâu? Nếu toàn thân là tai thì khứu giác sẽ ở đâu? Nhưng sự thật rằng Chúa đã đặt từng bộ phận trong cơ thể, từng bộ phận, chỉ theo ý muốn của Ngài. Nếu tất cả đều nằm trong một bộ phận thì thân thể sẽ ở đâu? Như vậy, có nhiều bộ phận, nhưng chỉ có một thân.

Mắt không thể nói với tay: “Tôi không cần anh!” Và cái đầu không thể nói với đôi chân, “Tôi không cần bạn!” Ngược lại, những bộ phận tưởng chừng như yếu đuối hơn của cơ thể lại là một phần không thể thiếu, còn những bộ phận mà chúng ta cho là kém quan trọng thì chúng ta lại đặc biệt xem trọng”.

Ân tứ khác của Đức Thánh Linh

Rô-ma 12:7-8 cũng nói đến những ân tứ bổ sung; “Ai phục dịch, hãy hăng hái phục dịch. Ai dạy dỗ, hãy chuyên tâm dạy dỗ. Ai khích lệ, hãy tận tình khích lệ. Ai cứu tế, hãy dâng hiến rời rộng. Ai lãnh đạo, hãy tận tâm lãnh đạo. Ai an ủi người đau khổ, hãy hết lòng an ủi”. Điều này cho thấy rằng một số người có ân tứ giảng dạy, vài người khác có tấm lòng thương xót, một số người chăm lo công việc nhà Chúa, và một số người bày tỏ tấm lòng tha thứ (được gọi là lòng thương xót).

Sách Ê-phê-sô 4:11 tiết lộ thêm nhiều ân tứ được Phao-lô cho hay rằng có “…sứ đồ, nhà tiên tri, nhà truyền đạo, mục sư hay giáo sư.” Một lần nữa, những người dạy dỗ được đề cập đến, những người truyền đạo là những người có ân tứ đặc biệt trong việc chia sẻ Phúc Âm cho người ngoại, các Mục sư và nhà tiên tri (một lần nữa, đây là những người rao truyền Phúc Âm). Ngày nay không ai còn gọi là sứ đồ nữa, bởi những tiêu chuẩn để được chọn làm sứ đồ thời Chúa Jêsus là: (1) đã từng là nhân chứng của Đấng Christ phục sinh (1 Cô-rinh-tô 9:1), (2) đã được chọn rõ ràng bởi Đức Thánh Linh (Công vụ 9:15), và (3) có khả năng thực hiện những dấu kỳ phép lạ (Công vụ 2:43; 2 Cô-rinh-tô 12:12). Ngoài ra, 12 sứ đồ đặc biệt là bởi trách nhiệm của họ và chính họ đã đặt nền móng cho Hội Thánh Chúa mà ngày nay không ai có thể làm. Hai nghìn năm sau, nền móng của Hội Thánh vẫn được giữ vững.

Nhiều ân tứ, nhiều tín hữu, duy một Thân trong Christi

Mỗi một tín hữu trong Hội Thánh rõ ràng là một phần trong “… thân của Đấng Christ, và mỗi cá nhân là một chi thể. Đức Chúa Trời đã sắp đặt trong Hội Thánh: thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là nhà tiên tri, thứ ba là giáo sư, kế đến là người làm phép lạ, rồi đến người được ân tứ chữa bệnh, người giúp đỡ, người quản trị, người nói các thứ tiếng lạ. Có phải tất cả đều là sứ đồ sao? Tất cả đều là nhà tiên tri sao? Tất cả đều là giáo sư sao? Tất cả đều làm phép lạ sao? Tất cả đều được ân tứ chữa bệnh sao? Tất cả đều nói được các thứ tiếng lạ sao? Tất cả đều thông dịch được tiếng lạ sao? Hãy ước ao những ân tứ cao trọng hơn. Bây giờ tôi sẽ chỉ cho anh em con đường còn tuyệt diệu hơn nữa” (I Cô-rinh-tô 12:28-31).

Đừng chỉ tìm kiếm và khám phá các ân tứ của mình, nhưng hãy sử dụng chúng để làm mạnh trong Thân của Đức Chúa Trời, và bạn là một phần trong đó. Nếu không, thì hôm nay là lúc để bạn trở thành một phần của Hội thánh Ngày. Hãy sống và kết quả cho Vương quốc Nước Trời!

Bài: Jack Wellman; dịch: Thùy Duyên
(Nguồn: whatchristianswanttoknow.com)

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này