Kinh Thánh nói gì về ly hôn và tái hôn?

Dưỡng linh
10:57 04/06/2020

Oneway.vn - “Kinh Thánh nói gì về ly hôn và tái hôn?”

Trả lời: Trước hết, cho dù chúng ta có quan điểm như thế nào về vấn đề ly hôn, thì điều quan trọng là phải ghi nhớ lời Kinh Thánh được chép trong Ma-la-chi 2:16a, “Vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ”.

Theo Lời Chúa, hôn nhân là sự cam kết trọn đời. “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6).

Đức Chúa Trời biết khi kết hợp hai con người tội lỗi lại với nhau thì sự phạm tội (ly hôn, ngoại tình) chắc chắn xảy ra. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã sắp đặt một số luật lệ để bảo vệ quyền ly hôn đặc biệt đối với phụ nữ (Phục truyền 24:1-4). Chúa Jêsus đã chỉ ra những luật ban cho không phải vì Đức Chúa Trời muốn như vậy nhưng vì lòng cứng cỏi của loài người (Ma-thi-ơ 19:8).

Sự tranh cãi về việc Kinh Thánh có cho phép ly hôn và tái hôn hay không chủ yếu xoay quanh những lời dạy của Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 5:32 và 19:9. Từ ngữ: “vì lý do ngoại tình” là điều duy nhất được Đức Chúa Trời cho phép trong Kinh Thánh nói về sự ly hôn hay tái hôn. Nhiều dịch giả cho rằng điều kiện “ngoại tình” ám chỉ tình trạng phản bội hôn ước trong thời kỳ “hứa hôn”. Theo phong tục của người Do Thái, người nam và người nữ được cho là đã kết hôn ngay trong thời kỳ “hứa hôn”. Theo quan điểm này, thì sự vô luân trong thời gian “hứa hôn” này là lí do chính đáng duy nhất để ly hôn.

Tuy nhiên, từ Hy Lạp dịch “sự phản bội hôn ước” có thể được hiểu là bất kỳ hình thức tình dục trái luân lý nào. Đó có thể là sự gian dâm, mại dâm, ngoại tình.… Có lẽ Chúa Jêsus nói về việc ly hôn được chấp nhận nếu như ai đó phạm tội tình dục trái luân lý. 

Tính dục như là phần trọn vẹn của sợi dây trong hôn nhân “hai người sẽ nên một thịt” (Sáng thế ký 2:24; Ma-thi-ơ 19:5; Ê-phê-sô 5:31). Vì vậy, việc tình dục ngoài hôn nhân phá hủy sợi dây ràng buộc nên đó là lý do được phép ly hôn. Nếu vậy, Chúa Jêsus cũng cho phép việc tái hôn ở đoạn văn này. Cụm từ “và kết hôn với những người khác” (Ma-thi-ơ 19:9) cho thấy việc ly hôn và tái hôn là được phép trong hoàn cảnh ngoại trừ nào đó, hoàn cảnh nào thì còn tùy thuộc vào sự diễn giải.

Cần lưu ý là chỉ người nào vô tội mới được phép tái hôn sau khi ly hôn. Mặc dù không được đề cập trong phân đoạn Kinh Thánh, nhưng việc Chúa cho phép tái hôn sau ly hôn là ơn thương xót của Đức Chúa Trời dành cho những người bị hại, không phải dành cho những người phạm tội tình dục trái luân lý. Có lẽ có những trường hợp mà “bên phạm tội” được phép tái hôn, nhưng trong phân đoạn Kinh Thánh trên thì không dạy như vậy.

Một số người cho rằng, trong I Cô-rinh-tô 7:15 có nói đến trường hợp ngoại lệ khác cho phép tái hôn nếu vợ/chồng không tin Chúa ly hôn với một người tin Chúa.Tuy nhiên, bối cảnh không đề cập đến việc tái hôn mà chỉ nói rằng một tín đồ không bị ràng buộc tiếp tục cuộc hôn nhân nếu người phối ngẫu không tin muốn rời đi.  Những trường hợp khác được cho là lý do chính đáng cho phép ly hôn là bị lạm dụng, ngược đãi (người phối ngẫu hoặc con cái) mặc dù không được liệt kê trong Kinh Thánh. Mặc dù có thể đúng là như vậy, nhưng không bao giờ là khôn ngoan để suy đoán Lời Chúa. 

Bất cứ điều gì “không chung thủy trong hôn nhân”, thì đó là hoàn cảnh cho phép, chứ không phải là hoàn cảnh bắt buộc phải ly hôn. Ngay cả khi phạm tội ngoại tình, một cặp vợ chồng có thể thông qua ân điển của Chúa, học cách tha thứ và bắt đầu xây dựng lại cuộc hôn nhân của họ. Chúa đã tha thứ cho chúng ta nhiều hơn như vậy. Chắc chắn chúng ta có thể noi gương Ngài và tha thứ cho tội lỗi ngoại tình (Ê-phê-sô 4:32). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu người phối ngẫu không ăn năn và tiếp tục vô luân. Đó là lúc mà Ma-thi-ơ 19: 9 có thể được áp dụng. Nhiều người cũng tìm cách nhanh chóng tái hôn sau ly hôn trong khi Chúa có thể sử dụng cuộc đời độc thân của họ. Có những lúc Chúa muốn kêu gọi nhiều người độc thân để tập trung cho một chức vụ nào đó (1 Cô-rinh-tô 7:32-35). Tái hôn sau khi ly hôn có thể là một lựa chọn trong một số trường hợp, nhưng không có nghĩa đó là lựa chọn duy nhất.

Kinh thánh rõ ràng rằng Chúa ghét ly hôn (Malachi 2:16) và sự hòa giải, tha thứ sẽ là cột mốc quan trọng trong cuộc đời của một tín hữu (Lu-ca 11:4; Ê-phê-sô 4:32). Tuy nhiên, Chúa biết việc ly hôn sẽ xảy ra, ngay cả giữa những đứa con của Ngài. Một tín đồ đã ly hôn và/hoặc đã tái hôn không nên cảm thấy Chúa yêu mình ít đi, ngay cả khi việc ly hôn và/hoặc tái hôn như trong Ma-thi-ơ 19:9 có đề cập thì cũng không có nghĩa rằng Chúa hết yêu bạn.

 

Dịch: Josie

(Nguồn: gotquestions.org)

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này