“Tôi không thể tha thứ chính mình sau khi phá thai”

Dưỡng linh
01:32 29/07/2024

Oneway.vn – Mỗi lần tôi chia sẻ câu chuyện phá thai của mình, mọi người đã yêu cầu tôi giúp đỡ cho câu chuyện của họ bằng cách lặp lại một điệp khúc: “Tôi biết Chúa đã tha thứ cho tôi, nhưng tôi không thể tha thứ cho chính mình”.

Một câu trả lời dễ dàng theo nghĩa thần học ở đây: Bạn không cần phải làm như vậy. Kinh Thánh không đưa ra gợi ý hay một phạm trù nào về sự tha thứ. Khẳng định rằng chúng ta nên tha thứ cho bản thân, đặt chúng ta vào vị trí của Chúa – Đấng mà chúng ta đã phạm tội cùng và là Đấng duy nhất có thể ban cho sự tha thứ. (Thi thiên 51:4; Rô-ma 8:33)

Nhưng câu trả lời thần học trên dù có đúng đắn đến đâu cũng chỉ là lời sáo rỗng trước mặt một người phụ nữ đang vật lộn với nỗi đau sau phá thai. Justin Taylor nói rằng: “Khi trả lời một người nói rằng họ không thể tha thứ cho chính mình, sẽ khôn ngoan hơn nếu trước tiên hãy phân biệt xem người đó muốn nói gì khi dùng cụm từ này”.

Phá thai là một hành vi xâm hại bản thân

    Tất cả tội lỗi là hành vi xâm hại bản thân. Luật pháp của Chúa bày tỏ bản chất của Ngài và bày tỏ ra cho chúng ta con đường công chính, điều cuối cùng dẫn con người đến sự hưng thịnh. Khi chúng ta phạm tội chống lại Chúa, chúng ta đang làm tổn hại chính mình. Sứ đồ Phao-lô minh họa điểm này khi ông mô tả cái xấu rõ ràng của việc gian dâm: “Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân-thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm-dục, thì phạm đến chính thân-thể mình.” (1 Cô-rinh-tô 6:18).

    Phá thai là một tỗi lỗi và làm tổn hại đến chính thân thể mà Đức Chúa Trời đã ban tặng!

    Có những người phụ nữ chọn phá thai vì sự thiếu hiểu biết, họ tin vào những điều dối trá ở thời điểm bắt đầu sự sống của con người. Một vài nạn nhân khác, khuất phục trước việc bị cưỡng bức phá thai bởi sự chỉ đạo của những người đáng lẽ sẽ bảo vệ họ. Nhưng tôi và nhiều người khác đều biết rằng phá thai là một sự phạm tội và đầy sai trái – và chúng ta vẫn làm như vậy. Đây là tội lỗi chống lại Chúa và luật pháp của Ngài.

    Phá thai là tội lỗi nhưng cũng là sự tổn thương

    Chúng ta nghĩ, nếu tôi đã đón nhận sự tha thứ của Chúa mà vẫn đang đấu tranh, có nghĩa rằng tôi cần phải tha thứ cho chính mình. Chúng ta hy vọng rằng việc vượt qua rào cản này cuối cùng sẽ khiến nỗi xấu hổ biến mất. Nhưng trong khi phá thai là tội lỗi đòi hỏi sự ăn năn, thì đó cũng là chấn thương cần được chữa lành.

    Tôi đã viết nhiều hơn về điều này ở nơi khác: Sự tha thứ đến nhanh chóng như cách chúng ta hướng về Chúa Jêsus Christ bởi đức tin, nhưng sự chữa lành thì cần có thời gian. Chúng ta đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng thay vì bước trên khó khăn và trải nghiệm nỗi đau với Chúa.

    Một người phụ nữ nói rằng cô ấy không thể tha thứ cho chính bản thân mình cũng có thể bị mắc kẹt vào niềm tin rằng cô ấy không có xứng đáng để nhận được sự chữa lành từ Đấng Christ. Tội của cô ấy quá lớn và cô đáng phải chìm đắm trong sự xấu hổ suốt quãng đời còn lại. Xem xét câu chuyện người phụ nữ bị rong huyết, sự xấu hổ đã ngăn cản nàng cầu xin Chúa Jêsus chữa lành (Mác 5:24-34). Thay vào đó, cô đã rón rén đi đến phía sau, hy vọng chỉ cần được chạm vào vạt áo Ngài. Nhưng Chúa Jêsus không cho phép cô ẩn mình trong đám đông. Ngài chữa lành cho cô, nhưng Ngài cũng nhìn thấy cô, khôi phục lại lòng tự trọng và khẳng định giá trị cho cô gái.

    Sau khi phá thai người phụ nữ cần sự tha thứ và cũng cần sự chữa lành. Không tội lỗi nào lớn đến mức khiến chúng ta trượt ra khỏi sự chữa lành từ Đấng Christ (Ê-sai 53:5) và Lời hứa của Ngài (Thi-thiên 107:20).


    Tìm kiếm sự tha thứ trọn vẹn

    Vài năm trước, tôi đã tham dự một buổi tĩnh nguyện dành cho những người nam và nữ sau khi phá thai. Đó là khoảng thời gian ngọt ngào và đầy ý nghĩa. Với một lịch trình được thiết kế để tạo điều kiện cho trải nghiệm sự tha thứ và chữa lành, các trưởng nhóm đã hướng dẫn chúng tôi thực hiện nhiều bài tập khác nhau nhằm giải tỏa nỗi xấu hổ và nỗi buồn mà chúng tôi đã che giấu trong nhiều năm.

    Một điều nổi bật trong ký ức của tôi. Diễn giả đã chỉ về chiếc bàn có đầy gấu bông được bọc trong cái chăn làm thủ công. Mỗi một người có một con gấu bông, và chúng tôi dành buổi chiều với chú gấu mà chúng tôi chọn – nói chuyện với nó, ôm nó và đặt tên cho nó. Mặc dù diễn giả nói rõ rằng đây không phải là sự tái sinh của đứa con bị phá thai của chúng tôi, nhưng bài tập này vẫn tạo cơ hội cho nhiều người tham gia giải tỏa nỗi đau buồn bị dồn nén nhiều năm khi họ cầm trên tay hình tượng về những gì họ đã mất.

    “Có hai – và chỉ có hai – sự tha thứ trong Kinh thánh,” John Beeson viết: “Sự tha thứ của người khác và sự tha thứ của Chúa. Ngang và dọc… Chỉ cầu xin sự tha thứ từ Chúa là chưa đủ; chúng ta cũng phải cầu xin sự tha thứ từ những người mà chúng ta đã làm tổn thương”. Nhưng làm sao một người phụ nữ sau khi phá thai có thể tìm kiếm sự tha thứ này? Khi nạn nhân không còn sống, cô ấy hướng nội. Đứa bé cô ấy phá thai chính là một phần trong tâm trí cô, vậy hãy xin sự tha thứ cho chính mình.

    Vua Đa-vít đã nhuốm máu trên tay, nhưng ông vẫn tuyên bố với Chúa rằng “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi” (Thi-thiên 51:4). Ngay tại thời điểm chúng ta xưng nhận, ăn năn và quyết tâm thay đổi, Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chính Ngài sẽ biện minh và tuyên bố chúng ta là công bình trong nước Ngài (Thi-thiên 51:4; Rô-ma 8:33). Biết rằng, hậu quả của sự phạm tội là điều chúng ta có thể đối diện, như việc người nữ ấy mất khả năng làm mẹ, gặp những vấn đề sức khỏe,… nhưng cũng đừng quên rằng Chúa đã tha thứ cho chúng ta cách trọn vẹn.


    Câu hỏi mà bạn tìm kiếm nằm ở bên ngoài bạn

    Nhà cải cách Tin Lành Phillip Melanchthon thường xuyên viết thư gửi cho Martin Luther về những sự đấu tranh của ông để tin vào Phúc Âm. “Tôi thức dậy vào sáng nay thật tuyệt vời nếu tôi đủ tin tưởng vào Đấng Christ”, ông viết trong một bức thư. Quá bực tức, Luther trả lời, “Melanchthon! Hãy can đảm phạm tội! Sau đó, hãy đến với thập tự giá và can đảm xưng tội! Toàn bộ Phúc Âm nằm ngoài chúng ta.” Rod Rosenbladt kể câu chuyện này để minh họa cho “bản chất xa lạ của Phúc Âm ”—“Cái chết của Chúa nằm ngoài tôi và vì tôi.” Ông viết, “Lời khuyên thất vọng của Luther không phải là lời mời phục vụ tội lỗi, mà là nỗ lực gây sốc cho Melanchthon để nhận ra rằng sự công bình thực sự duy nhất của ông là bên ngoài ông”.

    Có lẽ những phụ nữ sau khi phá thai cần một cú sốc như vậy. Tội lỗi của chúng ta rất lớn, nhưng huyết của Đấng Christ còn lớn hơn. Chúng ta bị buộc tội bởi một kẻ thù tìm cách nuốt chửng chúng ta (1 Phi-e-rơ 5:8). Hắn buộc tội chúng ta ngày và đêm (Khải Huyền 12:10), thậm chí còn cám dỗ trái tim chúng ta chống lại chúng ta. Tuy nhiên, “bất cứ khi nào trái tim chúng ta lên án chúng ta, thì Đức Chúa Trời còn lớn hơn trái tim chúng ta, và Ngài biết mọi sự” (1 Giăng 3:20).

    Chúng ta không cần phải tha thứ cho chính chúng ta. Sự tha thứ của Chúa là đủ; Ngài đã cất tội lỗi của chúng ta “xa như phương đông xa cách phương tây” (Thi thiên 103:12). Khi chúng ta tiếp tục đấu tranh với những hậu quả còn sót lại của tội lỗi, Thánh Linh của Chúa đảm bảo với chúng ta rằng chúng ta thuộc về Ngài (Rô-ma 8:16). Và Ngài bước đi cùng chúng ta trên con đường chữa lành cho đến ngày chúng ta sẽ trải nghiệm sự trọn vẹn thực sự và hoàn toàn khi chúng ta mặt đối mặt với Đấng Cứu Thế của mình (1 Giăng 3:2).

    “Không có tội lỗi nào lớn đến mức khiến chúng ta xa rời sự chữa lành và lời hứa của Đức Chúa Trời.”.

    Kendra Dahl là chiến lược gia truyền trồng của The Gospel Coalition. Cô có bằng Thạc sĩ về nghiên cứu Kinh thánh từ Westminster Seminary California và là tác giả của cuốn How to Keep Your Faith After High School (Core Christianity, 2023) và một số bài viết . Cô sống ở khu vực San Diego cùng chồng và ba con, cô cùng là điều phối viên mục vụ phụ nữ cho North Park Presbyterian Church. Bạn có thể tìm thấy cô ấy trên Instagram .


    Bài: Kendra Dahl; dịch: Thùy Duyên
    (Nguồn: thegospelcoalition.org)

    bình luận

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này