Biểu tình chống chính phủ Hồng Kông leo thang sau cái chết của một Cơ Đốc nhân

Quốc tế
10:28 21/11/2019

 

Oneway.vn - Ở Hồng Kông, biểu tình đang leo thang sau khi một sinh viên Cơ Đốc chết vì bị thương khi ngã từ một gara đỗ xe, nơi cảnh sát đụng độ với người biểu tình chống chính phủ sử dụng bạo lực vào tuần trước.

Những người biểu tình ở Hồng Kông đã thêm cung tên vào kho vũ khí, với những viên gạch và bom xăng khi đụng độ với lực lượng cảnh sát được trang bị hơi cay, súng nước và đạn thật trong các cuộc đấu tranh chống chính phủ sử dụng bạo lực, hiện đang tràn vào khuôn viên trường đại học, theo báo cáo của U.K. Telegraph. Cảnh sát cho biết một số người biểu tình đã bắn tên nhúng xăng và đốt lửa, thậm chí đã sử dụng cưa điện nhắm vào cảnh sát.

Hôm thứ Tư, cảnh sát đã dùng thuyền sơ tán sinh viên từ Trung Quốc đại lục đang học tại Đại học Hồng Kông, nơi hiện đang bị người biểu tình chặn lại và đã xảy ra những vụ đụng độ dữ dội.

Tuần trước, Chow Tsz-lok, 22 tuổi, sinh viên khoa học máy tính năm thứ hai tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông đã chết sau khi ngã từ tầng ba xuống tầng hai trong  bãi đậu xe ở Tseung Kwan O, vào ngày 4 tháng 11 khi cảnh sát thực hiện những đợt bắn hơi cay để phân tán đám đông biểu tình, tờ South China Morning Post đưa tin.

Để đáp trả cái chết của sinh viên này, "những người biểu tình đã phá hủy một chi nhánh Starbucks và phá hoại hiên nhà thủ tướng để lên án việc cảnh sát đuổi theo sinh viên gây ra cái chết của anh ta," tờ U.K. Telegraph đưa tin.

Các bác sĩ đã thực hiện hai ca phẫu thuật tại Bệnh viện Queen Elizabeth để cứu chữa vết thương của anh. Tuy nhiên, Chow đã bị ngừng tim và qua đời vào ngày 8/11.

Bạn bè cho biết Chow là Cơ Đốc nhân, nổi tiếng đam mê thể thao và toán học, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong trường. Khắp thành phố đã tổ chức thức canh để vinh danh Chow, với khoảnh khắc im lặng tưởng nhớ sinh viên quá cố này.

Chow đang tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ do một dự luật dẫn độ hiện đã bãi bỏ. Dự luật được đề xuất này đã kết thúc do vụ bạn trai sát hại một thiếu nữ đang mang thai ở Đài Loan. Do chính phủ Hồng Kông không có hiệp ước dẫn độ với Đài Loan, nên luật được đề xuất này sẽ cho phép dẫn độ nghi phạm từ thành phố này sang các nước khác, kể cả Trung Quốc đại lục.

Giờ đây, các cuộc biểu tình cũng nhằm mục đích kêu gọi quyền tự do dân chủ và trách nhiệm của cảnh sát ở Hồng Kông.

Hàng ngàn người, bao gồm cả các cảnh sát đã bị thương từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng Sáu. Tuần này, cảnh sát Hồng Kông đã bắn một người biểu tình ủng hộ dân chủ, và một người khác đã bị ném vào xăng và đốt.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng An ninh John Lee Ka-chiu nói với Hội đồng Lập pháp rằng 3001 người đã bị trong các cuộc biểu tình vào ngày 31 tháng 10, trong đó 165 người dưới 16 tuổi, tăng lên 36 người vào ngày 11 tháng 9, theo số liệu thu được của South China Morning Post.

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai bị giết trong các cuộc đụng độ. Cái chết của Chow đã gây ra phẫn nộ và bạo loạn dữ dội hơn vì những người biểu tình cho rằng cái chết của anh là kết quả trực tiếp cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình.

Jenny Chou, 22 tuổi, sinh viên đại học, một trong số hàng trăm người đang thức canh tại địa điểm Chow ngã xuống nói rằng: "Cảnh sát nói với công chúng rằng cái chết của Chow là tai nạn. Nhưng tôi không tin vào điều đó".

"Tôi hy vọng anh ấy sẽ đến một nơi tốt hơn, và người Hồng Kông sẽ tiếp tục đấu tranh cho những gì chúng tôi xứng đáng," Chou nói thêm.

Khi bạo lực và tình trạng bất ổn tiếp tục leo thang, các Cơ Đốc nhân - chiếm 11% dân số - đã tích cực tham gia phong trào xã hội. Vào tháng 6, bài thánh ca "Sing Hallelujah" ca ngợi Chúa vang lên như quốc ca biểu tình.

Theo báo cáo của báo chí tự do Hồng Kông, các tình nguyện viên Bảo vệ trẻ em do mục sư Roy Chan đứng đầu trong những ngày gần đây đã đứng giữa cảnh sát để che chắn cho người biểu tình đứng hàng đầu bằng chính cơ thể họ.

Các nhà thờ trong khu vực đã mở cửa để cho người dân nơi trú ẩn trong những ngày biểu tình.

Poon Yuk Kuen, mục sư Hội Thánh Giám lý Trung Quốc nói với Báo chí Tự do Hồng Kông rằng người dân đã đến nhà thờ để lánh nạn trong khi cảnh sát thực hiện đàn áp giải toả biểu tình. “Họ nói rằng khi đến đây, họ cảm thấy bình an, ngay cả những người không theo đạo Cơ Đốc”.

Poon nói thêm: “Chúng tôi hoan nghênh tất cả mọi người, không chỉ tín đồ… khi có đụng độ và họ cần phải đến đây trú ẩn”.

“Cho dù bạn là ai, chúng tôi hoan nghênh bạn, vì điều này thể hiện đức tin của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng yêu thương mọi người bằng tình yêu Đấng Christ".

Tại Washington, D.C., chính quyền tổng thống Trump cho biết họ đang theo dõi tình hình ở Hồng Kông với "mối quan ngại sâu sắc".

"Chúng tôi lên án bạo lực ở mọi phía, bày tỏ sự cảm thông với các nạn nhân của bạo lực bất kể khuynh hướng chính trị của họ, và kêu gọi tất cả các bên - cả cảnh sát và người biểu tình, hãy có biện pháp kiềm chế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus tuyên bố.

Bài: Leah MarieAnn Klett, dịch: Hồng Nhạn

(Nguồn: christianpost.com)

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này